QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Để Luật không có “màu xám”...

Diendandoanhnghiep.vn Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trong thế giới biến đổi, vai trò của các đại biểu Quốc hội là doanh nhân trong Quốc hội càng trở nên quan trọng.

Cũng theo ông Dũng trên thực tế hoạt động, Quốc hội luôn lấy người dân và doanh nghiệp là trung tâm của mọi quyết sách chống dịch.

- Ông có thể giải thích rõ hơn về điều này, thưa ông?

Trước tiên, tôi đánh giá cao những quyết sách của Quốc hội về phòng chống dịch thời gian qua. Trong thế giới biến đổi, khi doanh nghiệp là trung tâm của các chính sách phục hồi kinh tế, vai trò của tầng lớp này trong Quốc hội càng trở nên quan trọng.

Ở chức năng đại diện, quan sát của tôi cho thấy các doanh nhân là đại biểu Quốc hội ngày càng nhiều. Điều này cho thấy tiếng nói của doanh nghiệp, doanh nhân trong Quốc hội ngày càng trở nên quan trọng.

Khi doanh nhân là đại biểu quốc hội, bên cạnh tiếng nói cá nhân đại diện cho lợi ích của doanh nghiệp mình, các đại biểu là doanh nhân cũng là tiếng nói đại diện cho công đồng doanh nghiệp trong Quốc hội. Hơn lúc nào hết, trong bối cảnh mới hôm nay, những đại biểu là doanh nhân cần phải cảm thấy trách nhiệm của mình với những khó khăn mà đất nước đang gặp phải. Sau đó, các đại biểu doanh nhân sẽ đề xuất với Quộc hội các khó khăn, vướng mắc mà tầng lớp doanh nghiệp gặp phải, nói nên tiếng nói của tầng lớp này với Quốc hội.

Ở chức năng đại diện cho đơn vị bầu cử, các đại biểu là doanh nhân cũng là người đại diện để nói nên quan điểm của đơn vị bầu cử. Từ đó, đề đạt các ý kiến, nguyện vọng và các phản ứng chính sách cần có để có thể giúp doanh nghiệp phát triển. Ngoài ra, để tiếng nói của tầng lớp doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng trở nên mạnh mẽ, tôi cho rằng các đại biểu hãy tập hợp thành một nhóm, có đại diện, có kế hoạch cụ thể để tiếng nói của mình được thể hiện một cách mạnh mẽ nhất.

- Trên thực tế, có ý kiến quan ngại rằng, Quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp, nhưng ở Việt Nam phần lớn các văn bản pháp luật là do các cơ quan Chính phủ soạn thảo và trình Quốc hội thông qua. Liệu điều này có ảnh hưởng tới quá trình lập pháp một cách độc lập, thưa ông?

Quyền lập pháp không phải là quyền làm luật, mà là quyền cho phép ban hành pháp luật. Đó là lý do tại sao Chính phủ trình tới 95% văn bản luật, Chính phủ có nhu cầu nhiều hơn về pháp luật, muốn điều chỉnh hành vi thì phải có luật, sau đó trình sang Quốc hội. Quốc hội sẽ xem xét dựa trên lợi ích của cử tri, của người dân với luật đó, xem xét luật đó có thể tạo điều kiện cho Chính phủ, các bộ ngành nhưng có tạo điều kiện cho người dân hay không.

- Với quy trình xây dựng luật như của ta hiện nay, việc Quốc hội, các đại biểu Quốc hội loại bỏ hoặc yêu cầu sửa lại những điều luật có khó không, thưa ông?

 Tiếng nói của giới doanh nhân trong những quyết sách quan trọng tại nghị trường lại càng cần được coi trọng. (Ảnh: Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam), một đại biểu Quốc hội là doanh nhân)

Tiếng nói của giới doanh nhân trong những quyết sách quan trọng tại nghị trường lại càng cần được coi trọng. (Ảnh: Đại biểu Trần Thị Hiền (Hà Nam), một đại biểu Quốc hội là doanh nhân)

Điều này hoàn toàn không khó, nếu Quốc hội không để bộ ngành “thuyết phục”. Nếu đại diện cơ quan soạn thảo không giải trình được trước Quốc hội thì Quốc hội không chấp nhận. Quốc hội là cơ quan thẩm định, bộ nói cái này có lợi cho dân thì phải chứng minh, còn nếu không giải trình được có khi còn phải từ chức. Như vậy, quy trình thẩm định phải được đặt ra để một chính sách phải giải trình được là rất quan trọng chứ không phải Quốc hội “xắn tay” vào làm luật. Nếu Quốc hội thẩm định thấy có sự đụng chạm lợi ích hay lợi ích nhóm thì bác bỏ.

Việc chúng ta vẫn còn những điều luật bị ảnh hưởng cục bộ là do khâu thẩm định và soạn thảo có vấn đề. Vấn đề ở khâu soạn thảo là lợi ích của ngành, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm không được coi trọng hơn lợi ích quốc gia, lợi ích của toàn dân. Vấn đề ở khâu thẩm định có thể xảy ra hai trường hợp: một là năng lực thẩm định, quy trình thẩm định chưa đủ tốt; hai là có thể bị cơ quan soạn thảo tìm cách “thuyết phục”.

- Bên cạnh đó, chúng ta vẫn đẩy mạnh mục tiêu pháp luật ngày càng được hoàn thiện nhưng thực tế vẫn chưa khắc phục được hoàn toàn tình trạng “luật chờ nghị định”. Ông lý giải điều này như thế nào?

Thực chất có 2 loại luật: luật chi tiết và luật khung. Luật chi tiết có thể điều chỉnh trực tiếp hành vi. Còn luật được ban hành là khung hành động thì thiếu hướng dẫn cụ thể sẽ khó thực hiện. Vấn đề ở đây là nên chọn luật nào, có ý kiến ủng hộ luật chi tiết, đã ban hành là phải thi hành được. Cũng có ý kiến cho rằng nên có luật khung để Chính phủ có thể chủ động thay đổi được. Tôi nghĩ rằng, nếu mọi chuyện đã cố định, đã rõ ràng thì nên có luật chi tiết; còn nếu bản thân nhà lập pháp cũng chưa biết nó sẽ thế nào, chưa có kinh nghiệm thực tiễn thì luật khung là phù hợp.

Không chỉ nước ta, mà tất cả các nước trên thế giới đều tồn tại hai loại luật như vậy. Nhưng nếu có một nền công vụ hiệu năng, tận tụy, vì người dân thì người ta sẽ ban hành luật khung nhiều hơn. Bộ máy công vụ đó sẽ chọn phương án tốt nhất để có thể xử lý.

- Vậy theo ông, chúng ta phải giải quyết vấn đề nào là quan trọng nhất để thể chế, chính sách của chúng ta sát hơn nữa với cuộc sống?

Quan trọng nhất theo tôi phải thay đổi quy trình làm luật và triết lý làm luật. Hãy làm luật khi cuộc sống cần, đừng làm luật vì luật. Khi cuộc sống có vấn đề, hãy chứng minh rằng vấn đề đó chỉ có thể xử lý được bằng pháp luật.

Quan trọng nữa, theo tôi, cần nâng cao hơn nữa vai trò của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bởi một điều luật được ban hành có bị trái với pháp luật hay không thuộc về thẩm quyền thẩm định của cơ quan này.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết QUỐC HỘI VỚI DOANH NHÂN, DOANH NGHIỆP: Để Luật không có “màu xám”... tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711664148 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711664148 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10