Kỳ họp QH lần này, ngoài những dự luật, những báo cáo ở tầm vĩ mô, có lẽ điều mà cử tri quan tâm hơn cả là giá điện, giá xăng… giá các nguyên nhiên liệu thiết yếu của nền KT có giảm không?
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP HCM) trong phiên thảo luận tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của Chính phủ cho biết, nhiều cử tri hỏi ông “liệu tình hình giá điện có giảm hay không?”.
Còn Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) lại băn khoăn trước yêu cầu của EVN trong việc xử lý cá nhân
xuyên tạc về giá điện “vừa không tế nhị, vừa không mang lại lợi ích cho lĩnh vực kinh doanh”. Theo ông Quốc,
khi thông tin về việc tăng giá bán điện không được công bố đầy đủ, công khai thì người dân có có quyền nói,
thắc mắc, nêu vấn đề và ngành điện cũng như Bộ Công Tương có trách nhiệm giải trình.
Đánh giá những thắc mắc của người dân là nghiêm túc, bức xúc là thật sự, ông Quốc cho rằng ngành điện cũng như các ngành khác, cũng là doanh nghiệp, phải có đủ sự nhạy bén, chủ động truyền thông để những thông tin tích cực nhất đến với người dân, thuận lợi cho việc kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 02/06/2019
19:00, 30/05/2019
16:30, 30/05/2019
21:15, 24/05/2019
Chính vì lẽ đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Tanh cho hay nền kinh tế vẫn còn tiềm ẩn rủi ro và ảnh hưởng bất lợi đến ổn định và tăng trưởng, như việc tăng giá điện, giá xăng dầu, giá dịch vụ y tế… Đó là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến lạm phát, khiến tăng trưởng chậm lại trong lĩnh vực sản xuất...
Ở góc độ doanh nghiệp, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế tiếp tục lưu ý phản ánh của doanh nghiệp rằng những cải cách của bộ, ngành, địa phương đi vào cuộc sống còn chậm, không đều trên các lĩnh vực, có cải cách chưa mang lại hiệu quả thực chất, chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Đồng thời còn nhiều quan ngại về chi phí không chính thức tuy giảm nhưng còn ở mức cao; việc gia nhập thị trường vẫn còn nhiều khó khăn; thủ tục hành chính về đất đai, thuế, quản lý thị trường, giao thông vận tải… còn phiền hà; tính minh bạch thông tin của chính quyền ít được cải thiện.
Do đó, giảm bớt thủ tục hành chính một cách thực chất, mạnh mẽ hơn trong tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực đầu tư, xây dựng, giao thông và giáo dục là điều các cử tri mong muốn hơn cả. Công khai, minh bạch quy trình, thủ tục hành chính và xử lý nghiêm các sai phạm để loại bỏ các chi phí không chính thức cho người dân và doanh nghiệp, khuyến khích sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân trong đầu tư, xây dựng các dự án quan trọng quốc gia cũng là mong mỏi của toàn xã hội.
Vì thế, khoan bàn đến những việc vĩ mô, những việc dân – doanh nghiệp cần biết, cần được bàn, cần được kiểm tra chắc phải là điều các đại biểu Quốc hội quan tâm đầu tiên.
Bởi “dễ trăm lần không dân cũng chịu – khó vạn lần dân liệu cũng xong”!