Quỹ bảo tồn Di sản Huế: Phát huy giá trị di sản

BẢO LOAN 26/10/2022 09:07

Quỹ bảo tồn di sản Huế nhằm huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục khác chưa bố trí đủ kinh phí.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Nghị định số 84/2022/NĐ-CP ngày 20/10/2022 của Chính phủ về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế.

>>> Nhận diện đúng giá trị lịch sử Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn

Nghị định nêu rõ, Quỹ bảo tồn di sản Huế là Quỹ quốc gia do Chính phủ thành lập và giao cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp quản lý, nhằm huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí chưa đủ.

Quỹ huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế

Quỹ huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế

Trước đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên giám đốc Sở Văn hóa và thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ: Di sản Huế không phải là di sản của riêng người Huế mà là di sản của Việt Nam, của cả thế giới. Quỹ bảo tồn di sản Huế được Quốc hội thông qua sẽ giúp cho những di sản vật thể, phi vật thể của Việt Nam ở Huế thêm cơ hội được bảo tồn, phục hồi.

Ông Hoa cũng cho rằng: việc mở Quỹ bảo tồn di sản Huế sẽ giúp huy động nguồn lực không chỉ từ cá nhân, doanh nghiệp mà còn từ ngân sách các địa phương khác trong công cuộc trùng tu, bảo tồn di sản. 

Quỹ bảo tồn di sản Huế hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Qũy hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan; chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nguồn tài chính của Quỹ gồm nguồn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nguồn đóng góp, viện trợ và tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm tự nguyện hoặc tài trợ có mục đích,các nguồn hợp pháp khác.

Lăng Khải Định

Lăng Khải Định

Theo ông Hoàng Việt Trung, giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế vào thời điểm này là vô cùng cần thiết khi nhiều công trình di sản Huế đang cần được trùng tu, bảo tồn, tôn tạo. Tuy nhiên, nguồn vốn trùng tu chủ yếu dựa vào ngân sách không thể chạy đua kịp với thời gian xuống cấp của các công trình. 

"Thực tế cho thấy khả năng cân đối nguồn lực của Thừa Thiên Huế cho việc tu bổ di tích còn gặp nhiều khó khăn. Khi có nguồn từ Quỹ bảo tồn di sản Huế, địa phương sẽ chủ động hơn trong việc trùng tu, bảo tồn di sản, đặc biệt là xử lý được các tình huống khẩn cấp đối với các công trình di tích đang nguy cấp", ông Trung nói.

>>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thay đổi nguồn kinh phí lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích

Theo nghị định, Quỹ bảo tồn di sản Huế sẽ có 6 nhiệm vụ: Tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài chính của Quỹ theo quy định; Tài trợ cho các dự án, đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ; Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan; Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Công bố công khai về Quy chế hoạt động, kết quả hoạt động của Quỹ bảo tồn di sản Huế, báo cáo tình hình thực hiện quỹ theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan; Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

 Hội đồng quản lý Quỹ gồm có 5 thành viên, gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ là đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; Phó Chủ tịch và các thành viên còn lại là lãnh đạo Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế và Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản lý Quỹ do Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định.

Nguồn tài chính của Quỹ gồm: Nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (không bao gồm ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế); nguồn đóng góp, viện trợ và tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm tự nguyện hoặc tài trợ có mục đích; nguồn lãi từ tài khoản tiền gửi (nếu có); nguồn tồn dư Quỹ hàng năm; các nguồn hợp pháp khác (nếu có).

Các nội dung chi của Quỹ: Thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế do nhà nước quản lý và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước đầu tư hoặc đầu tư chưa đủ; thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế không do nhà nước quản lý; thực hiện các công trình, hạng mục trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế cụ thể theo yêu cầu của bên tài trợ.

Có thể bạn quan tâm

  • Nhận diện đúng giá trị lịch sử Quần thể di tích Thương cảng Vân Đồn

    11:34, 25/09/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Thay đổi nguồn kinh phí lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch di tích

    20:39, 21/09/2022

  • Giải pháp để di tích không xuống cấp thành phế tích?

    00:20, 11/08/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Quỹ bảo tồn Di sản Huế: Phát huy giá trị di sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO