Quy chế tuyển sinh đại học 2022: Nhiều ý kiến trái chiều

Diendandoanhnghiep.vn Thí sinh tự do, là những thí sinh xét tuyển lại đại học sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực như những năm trước.

>>TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Quy định mới về liên kết đào tạo nghề với nước ngoài

Theo dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022 vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến, thí sinh tự do, là những thí sinh xét tuyển lại đại học sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực như những năm trước. Chính sách này đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Theo dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022, thí sinh tự do ở khu vực 1 sẽ mất 0,75 điểm; khu vực 2 nông thôn mất 0,5 điểm; khu vực 2 mất 0,25 điểm.

Theo dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học năm 2022, thí sinh tự do ở khu vực 1 sẽ mất 0,75 điểm; khu vực 2 nông thôn mất 0,5 điểm; khu vực 2 mất 0,25 điểm.

Dự thảo Quy chế quy định điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng cho năm thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp), còn những thí sinh đã tốt nghiệp THPT (thí sinh tự do) khi thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học (ĐH), cao đẳng sẽ không được tính điểm ưu tiên khu vực (như thí sinh khu vực 3).

Với quy định này, thí sinh tự do ở khu vực 1 sẽ mất 0,75 điểm; khu vực 2 nông thôn mất 0,5 điểm; khu vực 2 mất 0,25 điểm. Trong khi đó, tuyển sinh ĐH lấy điểm theo độ dốc, thí sinh chỉ cần hơn nhau 0,2 điểm đã phân rõ trượt - đỗ.

Bình luận về dự thảo Quy chế này, TS. Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Công nghiệp TP.HCM cho rằng, việc bỏ cộng điểm ưu tiên khu vực cho thí sinh tự do có thể áp dụng trong phương thức xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp hoặc xét tuyển các kỳ thi riêng, chẳng hạn đánh giá năng lực.

“Còn với phương thức xét học bạ thì vẫn nên duy trì cộng điểm. Bởi kết quả học bạ chịu tác động chặt chẽ của yếu tố khu vực”, TS. Nguyễn Trung Nhân nói.

TS. Lê Viết Khuyến, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng cho rằng, nên giữ quy định cộng điểm ưu tiên cho tất cả các đối tượng, dù là thí sinh dự thi tốt nghiệp năm nay hay thi trong các năm trước.

Theo TS. Lê Viết Khuyến, cộng điểm ưu tiên nhằm khuyến khích, hỗ trợ các thí sinh vùng nông thôn, điều kiện học tập khó khăn hơn thành thị. Chỉ nên bỏ điểm ưu tiên khi đã đảm bảo được sự bình đẳng, công bằng giữa các vùng miền, khu vực. Tại Việt Nam, sự thụ hưởng từ phúc lợi xã hội còn chưa đồng đều, do vậy vẫn cần phải có những sự ưu tiên.

cộng điểm ưu tiên nhằm khuyến khích, hỗ trợ các thí sinh vùng nông thôn, điều kiện học tập khó khăn hơn thành thị.

Cộng điểm ưu tiên nhằm khuyến khích, hỗ trợ các thí sinh vùng nông thôn, điều kiện học tập khó khăn hơn thành thị.

PGS., TS. Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khẳng định, bỏ ưu tiên khu vực thực chất là tạo điều kiện cho con nhà giàu và các em ở thành phố lớn chiếm chỗ trong trường ĐH, tước bỏ cơ hội của học sinh khu vực khó khăn.

Ngoài ra, điểm ưu tiên còn nhằm mục đích đào tạo cán bộ cho vùng sâu vùng xa và giải quyết bài toán phát triển kinh tế cho các vùng khó khăn. Sau tốt nghiệp, các em quay về phục vụ địa phương hoặc ở lại các thành phố lớn làm việc gửi tiền về nâng cao đời sống cho người thân. “Hàng năm số thí sinh tự do không nhiều nên để điểm ưu tiên khu vực cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh khác”, ông Dũng bày tỏ.

Ông Trần Khắc Lễ, Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Yên cũng đề nghị không nên bỏ quy định điểm cộng ưu tiên với các thí sinh thi lại. Nhiều em năm học trước không thể đi thi vì dịch COVID-19 hoặc gia đình khó khăn nên chọn đi làm thêm để tích luỹ tiền học, chờ năm nay thi lại.

“Nếu bỏ điểm cộng ưu tiên đồng nghĩa tước đi một phần cơ hội trúng tuyển vào đại học của các em”, ông Lễ chia sẻ.

Tuy nhiên, theo PGS.,TS. Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) giải thích, quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng giữa hai nhóm thí sinh. Đó là, học sinh 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp và những em đã tốt nghiệp, thi để xét tuyển đại học.

Thí sinh đã tốt nghiệp những năm trước có nhiều lợi thế và thời gian ôn tập hơn so với những em thi lần đầu. "Nhiều thí sinh tuy hộ khẩu ở vùng ưu tiên nhưng đã chuyển đến các địa phương, thành phố có điều kiện tốt hơn để ôn thi một số ít môn phục vụ xét tuyển đại học. Trong khi đó, thí sinh thi lần đầu phải ôn nhiều môn hơn, chịu nhiều áp lực hơn để vừa thi tốt nghiệp, vừa xét tuyển đại học", bà Thủy nói.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quy chế tuyển sinh đại học 2022: Nhiều ý kiến trái chiều tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714087005 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714087005 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10