Quy định về hợp đồng bảo hiểm còn chưa đảm bảo tính thống nhất

Diendandoanhnghiep.vn Theo VCCI, quy định về hợp đồng bảo hiểm trong Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm còn chưa đảm bảo tính thống nhất…

Trả lời Công văn số 95/UBKT15 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội về việc đề nghị góp ý Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, một số quy định vẫn cần được cân nhắc, xem xét, trong đó, quy định về hợp đồng bảo hiểm (Điều 12) còn chưa đảm bảo tính thống nhất.

Cụ thể về hợp đồng bảo hiểm (Điều 12), khoản 2 Điều 12 Dự thảo quy định doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể “kết hợp các loại hợp đồng bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm được quy định tại khoản 1 Điều này”. Quy định này có thể hiểu, doanh nghiệp bảo hiểm có thể ký kết hợp hợp đồng bảo hiểm con người và hợp đồng bảo hiểm tài sản và thiệt hại trong cùng một hợp đồng, như vậy thì doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có thể cung cấp cả sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ.

Quy định về hợp đồng bảo hiểm tại Dự thảo còn chưa đảm bảo tính thống nhất - Ảnh minh họa

Quy định về hợp đồng bảo hiểm tại Dự thảo còn chưa đảm bảo tính thống nhất - Ảnh minh họa

Cùng với đó khoản 3 Điều 67 Dự thảo quy định “doanh nghiệp bảo hiểm không được phép kinh doanh đồng thời bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe” và có một số trường hợp ngoại lệ được liệt kê cụ thể. Như vậy, việc kết hợp các loại hợp đồng bảo hiểm trên có thể thực hiện trong các trường hợp ngoại lệ quy định tại khoản 3 Điều 67 Dự thảo.

Theo VCCI, để đảm bảo tính rõ ràng và thống nhất giữa các quy định, đề nghị quy định rõ việc kết hợp các loại hợp đồng bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm áp dụng trong các trường hợp được liệt kê ở khoản 3 Điều 67 Dự thảo.

Về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm (Điều 16), khoản 3 Điều 16 Dự thảo quy định không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm có lý do bất khả kháng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.

VCCI cho rằng, thời gian thông báo về sự kiện bảo hiểm không có liên quan đến việc áp dụng điều khoản loại trừ bảo hiểm, bất kể bên mua bảo hiểm có thông báo sớm hay muộn về sự kiện bảo hiểm (nếu vẫn trong thời hạn thông báo về sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm), dù vì bất kỳ lý do gì, mà sự kiện bảo hiểm rơi vào các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm cũng không chi trả cho các sự kiện này.

Do đó, việc đặt ra quy định không áp dụng điều khoản loại trừ trong trường hợp bên mua bảo hiểm có lý do bất khả kháng khi chậm thông báo về sự kiện bảo hiểm là chưa phù hợp, VCCI đề nghị bỏ quy định này.

Về quy định hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, khoản 2 Điều 19 Dự thảo quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm và trong trường hợp này thì doanh nghiệp bảo hiểm “không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm và không hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm”.

Bên cạnh quy định về hợp đồng bảo hiểm, VCCI cũng đề nghị đơn vị soạn thảo xem xét, cân nhắc một số quy định khác - Ảnh minh họa

Bên cạnh quy định về hợp đồng bảo hiểm, VCCI cũng đề nghị đơn vị soạn thảo xem xét, cân nhắc một số quy định khác - Ảnh minh họa

Theo VCCI, quy định tại Điều 427 Bộ luật dân sự, thì khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận (trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp). Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

“Việc Dự thảo quy định doanh nghiệp “không hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm” khi hủy bỏ hợp đồng là chưa phù hợp với quy định về hủy bỏ hợp đồng quy định tại Bộ luật dân sự 2014. Đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh lại quy định này để đảm bảo tính thống nhất của quy định”, VCCI góp ý.

Về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu (Điều 22), đối với trường hợp hợp đồng vô hiệu, điểm b khoản 1 Điều 22 Dự thảo quy định “tại thời điểm giao kết hợp đồng, đối tượng bảo hiểm không tồn tại” là một trong các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu.

VCCI cho rằng, quy định này không đủ rõ ở điểm: “đối tượng bảo hiểm không tồn tại” được hiểu là “không có đối tượng bảo hiểm” hay là “đối tượng bảo hiểm không tồn tại về mặt vật lý”? Nếu được hiểu “không có đối tượng bảo hiểm” thì quy định hợp đồng vô hiệu là hợp lý, nhưng “đối tượng bảo hiểm không tồn tại về mặt vật lý” lại là chưa phù hợp, bởi vì những tài sản hình thành trong tương lai (ví dụ: nhà ở) cũng được xem là một loại tài sản được bảo hiểm. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, nhà ở chưa hề tồn tại (về mặt vật lý).

Vì vậy, VCCI đề nghị, điều chỉnh lại quy định này để đảm bảo tính rõ ràng và phù hợp khi xác định các trường hợp hợp đồng vô hiệu.

Bên cạnh đó, trường hợp vô hiệu từng phần, khoản 2 Điều 22 Dự thảo quy định về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu từng phần. Quy định này tương tự với quy định Điều 130 Bộ luật dân sự 2015, vì vậy không cần thiết phải quy định có tính chất nhắc lại tại Dự thảo. Đề nghị bỏ quy định tại khoản 2 Điều 22 và áp dụng chung theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Theo VCCI, hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm (Điều 24), quy định tại khoản 4 Điều 24 Dự thảo thì bên mua bảo hiểm nhân thọ không phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Một số doanh nghiệp cho rằng quy định này chưa hợp lý, chưa bảo đảm sự công bằng với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, bởi, nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí, doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm trả tiền bảo hiểm trong khi không được thu phí bảo hiểm;

Biên lợi nhuận của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ngày càng chịu áp lực của cạnh tranh, lãi suất giảm. Đặc biệt, với các sản phẩm bảo hiểm mang tính bảo vệ đơn thuần, việc không được thu phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí sẽ tác động tiêu cực đối với các doanh nghiệp.

Từ những phân tích trên, doanh nghiệp đề nghị bỏ quy định tại khoản 4 Điều 24 Dự thảo.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quy định về hợp đồng bảo hiểm còn chưa đảm bảo tính thống nhất tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713624484 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713624484 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10