Quy định về nhập khẩu thiết bị in chưa thể hiện được tinh thần cải cách triệt để

Diendandoanhnghiep.vn Bên cạnh các quy định về sổ ghi chép, quản lý ấn phẩm… VCCI cũng cho rằng, quy định về nhập khẩu thiết bị in trong Dự thảo Nghị định về hoạt động in cần thể hiện tinh thần cải cách triệt để hơn…

Theo đó, cũng tại trả lời Công văn số 2628/BTTTT-CXBIPH của Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày 28/02/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in (Dự thảo), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, Ban soạn thảo cần cân nhắc thêm để quy định về nhập khẩu thiết bị thể hiện một cách triệt để hơn nữa tinh thần cải cách.

Cụ thể, nhập khẩu thiết bị in được quy định tại khoản 9 Điều 1 Dự thảo sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 27 Nghị định 60/2014/NĐ-CP.

Quy định về nhập khẩu thiết bị in được cho chưa thể hiện triệt để tinh thần cải cách - Ảnh minh họa

Quy định về nhập khẩu thiết bị in được cho chưa thể hiện triệt để tinh thần cải cách - Ảnh minh họa

VCCI đánh giá, so với quy định hiện hành, Dự thảo đã có điều chỉnh khá lớn quy định về nhập khẩu thiết bị in, theo hướng chuyển từ cơ chế cấp giấy phép nhập khẩu sang khai báo nhập khẩu là hướng sửa đổi sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp về mặt thủ tục và thể hiện rõ nét tính đột phá trong cải cách của Ban soạn thảo trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, để tinh thần cải cách thể hiện một cách triệt để, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc một số vấn đề như: Cần xác định về cơ chế quản lý đối với thiết bị in nhập khẩu; Cần thiết kế quy định theo đúng tính chất của hoạt động khai báo chứ không phải là cấp phép; Về loại thiết bị in phải thực hiện khai báo nhập khẩu

Theo VCCI, về cơ chế quản lý đối với thiết bị in, Dự thảo đang thiết kế thủ tục hướng thông tin khai báo sẽ là căn cứ để hải quan thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa. Như vậy, xét bản chất, đây cũng là một dạng thủ tục có tính chất như là một dạng giấy phép nhập khẩu – phải thực hiện thủ tục từ phía cơ quan quản lý chuyên ngành rồi mới thực hiện thủ tục thông quan.

Việc điều chỉnh quy định từ cấp phép nhập khẩu sang khai báo nhập khẩu cho thấy mục tiêu quản lý từ phía cơ quan nhà nước đối với các thiết bị in nhập khẩu là nhận biết nhận thông tin về các loại thiết bị in sẽ được nhập khẩu mà không phải kiểm soát tính an toàn của sản phẩm như các loại hàng hóa, sản phẩm nhóm 2. Vì vậy, VCCI cho rằng, xây dựng cơ chế quản lý nhập khẩu đối với thiết bị in theo hướng trước khi thông quan phải có ý kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành là chưa phù hợp.

Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị Ban soạn thảo điều chỉnh quy định theo hướng, doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị in sẽ tiến hành khai báo nhập khẩu thiết bị in cho cơ quan quản lý chuyên ngành, nhưng thông tin khai báo này không phải là căn cứ để hải quan thực hiện thông quan.

Hoạt động thông quan đối với thiết bị in được thực hiện tương tự như một loại hàng hóa thông thường khác. Hàng năm, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành sẽ đối chiếu thông tin giữa doanh nghiệp khai báo với hệ thống dữ liệu của cơ quan hải quan để đảm bảo doanh nghiệp có khai báo chính xác không và áp dụng chế tài xử phạt nếu doanh nghiệp vi phạm về nghĩa vụ khai báo.

để tinh thần cải cách thể hiện một cách triệt để, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc một số vấn đề - Ảnh minh họa

Để tinh thần cải cách thể hiện một cách triệt để, VCCI đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc một số vấn đề - Ảnh minh họa

Cũng theo VCCI, trong trường hợp có lý do thuyết phục để giữ quy định về khai báo như đề xuất tại Dự thảo, đề nghị Ban soạn thảo xem xét vấn đề, đối với trường hợp khai báo khi hệ thống này lỗi, Dự thảo lại quy định việc khai báo phải có “sự xác nhận của Bộ Thông tin và Truyền thông”. Việc phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền sẽ khiến cho quy trình khai báo có tính chất là hoạt động cấp phép, vì doanh nghiệp vẫn phải cần có văn bản xác nhận của Bộ Thông tin và Truyền thông mới được phép nhập khẩu.

“Để đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, đề nghị Ban soạn thảo thiết kế quy định về khai báo bằng giấy theo hướng: doanh nghiệp gửi văn bản thông báo về các thông tin về thiết bị in nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận thông tin và chuyển cho cơ quan hải quan để thực hiện thủ tục thông quan”, VCCI góp ý.

Về loại thiết bị in phải thực hiện khai báo nhập khẩu, Dự thảo quy định “máy dao cắt (xén) giấy, máy gấp sách (gấp giấy), máy đóng sách (đóng thép hoặc khâu chỉ), máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp, dây chuyển liên hợp hoàn thiện sản phẩm in” phải thực hiện thủ tục khai báo nhập khẩu.

VCCI cho rằng, đây là loại thiết bị in đã được loại bỏ khỏi Nghị định 25/2018/NĐ-CP phải thực hiện thủ tục nhập khẩu thiết bị in và xem như là loại hàng hóa thông thường khi nhập khẩu.

Để đảm bảo thuận lợi cho doanh nghiệp, VCCI đề nghị Ban soạn thảo bỏ loại hàng hóa trên ra khỏi danh mục các thiết bị in phải thực hiện khai báo nhập khẩu, đồng thời bỏ cơ chế quản lý nhập khẩu đối với loại hàng hóa này tại Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng để thống nhất về đầu mối quản lý.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quy định về nhập khẩu thiết bị in chưa thể hiện được tinh thần cải cách triệt để tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711708426 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711708426 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10