Quy hoạch điện từ góc nhìn doanh nghiệp: Cơ chế rõ ràng và bình đẳng

Diendandoanhnghiep.vn Xu hướng chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo đang là cuộc chạy đua quyết liệt hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.

>> Quy hoạch điện từ góc nhìn doanh nghiệp: Gỡ vòng “luẩn quẩn” cho điện sạch

LTS: Phó Thủ tướng Lê Văn Thành mới đây đã có yêu cầu Bộ Công Thương triển khai rà soát một cách toàn diện, công tâm, khoa học, khách quan trong xây dựng Quy hoạch điện VIII với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tiết kiệm chi phí đầu tư xã hội.

fd

Vũ Anh Minh, Giám đốc CTCP điện gió Hướng Linh 7,8.

Mục tiêu nâng tỉ lệ công suất điện tái tạo lên 45% công suất toàn hệ thống vào năm 2030 và nhu cầu vốn đầu tư tới 14 tỉ USD theo quy hoạch điện VIII sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư vào hệ thống năng lượng tái tạo. 

Xu hướng chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo đang là cuộc chạy đua quyết liệt hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai. Trên “đường đua” này, Việt Nam cần phải tăng tốc nhanh hơn nữa bằng những chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để thực hiện được những mục tiêu này, các nguồn điện của tương lai vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Điển hình như đề xuất tại tờ trình số 1513 ngày 24/03/2022 về việc xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đấu thầu mua điện từ dự án điện gió, điện mặt trời của Bộ Công Thương có thể “bóp nghẹt” nhà đầu tư. Bản chất tại Tờ trình này có 2 điểm lớn làm vướng phát triển của năng lượng tái tạo. Thứ nhất, thời hạn của hợp đồng mua bán điện và giá điện áp dụng đến hết năm 2025. Sau năm 2025, các đơn vị tiếp tục tham gia đấu thầu theo quy định do Chính phủ hoặc Bộ Công Thương ban hành. Với doanh nghiệp trong nước các chủ đầu tư bỏ tiền ra làm thì rất ít người có thể đi vay với điều kiện không rõ ràng như vậy. Cơ hội sẽ dành cho nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn.

Thứ hai, đồng tiền tính giá là Việt Nam đồng (đồng/kWh), không điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD sẽ rất khó. Bởi, tiến độ, ảnh hưởng từ chiến tranh dịch bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thiết bị, vật tư đầu vào. Tuy nhiên, chúng tôi cần có giá và một cơ chế huy động thật sự minh bạch, rõ ràng để có thể ký hợp đồng với EVN.

Đã hơn nửa năm trôi qua, tất cả dự án từ sau 31/10/2021 (cả 1000MW) đã xong vẫn phải đắp chiếu không chạy trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lãi ngân hàng, gây lãng phí nguồn năng lượng có sẵn. Do đó, chúng tôi mong muốn nhà nước xem xét, đảm bảo không thiệt thòi cho các nhà đầu tư; tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nguồn năng lượng của tương lai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quy hoạch điện từ góc nhìn doanh nghiệp: Cơ chế rõ ràng và bình đẳng tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711629707 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711629707 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10