Quyết liệt cho vaccine COVID-19: Cấp bách vì tương lai

Diendandoanhnghiep.vn LTS: Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo quyết liệt để tập trung giải quyết ngay lập tức cơ chế để mua được nhanh nhất, nhiều nhất có thể vaccine COVID-19 cho đất nước và toàn dân ở tốc độ cao nhất.

“Cấp bách” là cụm từ trong kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc mua vaccine phòng COVID-19. Ngay trong đêm, kết luận của Thủ tướng đã được gửi tới các cơ quan thông tấn cho thấy ưu tiên cụ thể và kịp thời của Chính phủ vào lúc này: mua vaccine.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tại cuộc họp Thường trực Chính phủ 17/5: Tấn công và phòng ngự chủ động là thực hiện tốt 5K+vaccine.p/Ảnh: Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tại cuộc họp Thường trực Chính phủ 17/5: Tấn công và phòng ngự chủ động là thực hiện tốt 5K+vaccine. Ảnh: Nhật Bắc

Ngày 16/5, thêm 127 ca mắc COVID-19; đến tối ngày 17/5, 116 ca mắc COVID-19 Việt Nam ghi nhận tổng cộng 4359 ca dương tính COVID-19 và 37 ca tử vong… Những con số này được cho là “kỷ lục” trong các đợt dịch bùng phát gần đây. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, chậm một chút không chỉ là vấn đề sức khoẻ cộng đồng, thiệt hại kinh tế mà còn là sự tụt lùi và chậm nắm bắt cơ hội mở cửa của thế giới.

Cấp bách bây giờ

Từ vaccine AstraZeneca được phê duyệt vào ngày 1/2/2021, một tháng sau, Việt Nam đã tiếp tục phê duyệt khẩn cấp vaccine Sputnik V. Trong đó, vaccine AsatraZeneca đã chính thức nhập khẩu về Việt Nam hoặc thông qua COVAX, vaccine Sputnik V được Bộ Y tế Nga tặng. Và gần 1 triệu người Việt; trong đó có 22.500 người chiếm 0,04% dân số đã được tiêm 2 liều và 970.000 người đã được tiêm 1 liều.

Trong cuộc cạnh tranh vaccine mà các nước kinh tế đang phát triển, nước nghèo đang yếu thế so với các quốc gia đi đầu về kinh tế và nắm giữ công nghệ chế biến sản xuất vaccine, Việt Nam đã không bị động.

Dù vậy, đứng trong top 10 các quốc gia Đông Nam Á đã triển khai tiêm vaccine cho người dân, số lượng người dân tiếp cận lá chắn, sở hữu kháng thể chống virus corona của Việt Nam vẫn còn thấp. Sự cấp bách đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ khi làn sóng COVID-19 lần thứ tư đã bùng phát tại Việt Nam. Và chúng ta một lần nữa đang khẳng định bản lĩnh kiểm soát, cô lập các điểm bùng phát dịch để ứng phó, không để dịch lây lan ra toàn cộng động cũng như tấn công làm tê liệt các khu vực của nền kinh tế. Nhưng Việt Nam vẫn cần nhiều hơn thế.

Sẵn sàng hơn nữa cho tương lai

Cuộc “đối thoại” của Chính phủ với Công ty Pfizer và quyết tâm mua vaccine Covid-19 của Pfizer – BioNTech, khiến người dân đặt niềm tin hơn nữa vào nỗ lực “phủ sóng”, đa dạng hóa vaccine, ngày càng phù hợp để ứng phó với trên 6.000 biến thể vẫn đang biến hóa của corona.

Đã và đang có những kiến nghị: Chính phủ cân nhắc mở rộng mũi xung lực trên mặt trận này thông qua mở rộng phát động, phê duyệt, kiểm định, cấp phép cho những Tập đoàn, doanh nghiệp lớn có năng lực về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm đàm phán, thương lượng và có khả năng cam kết cùng Chính phủ để mang vaccine chất lượng về Việt Nam.

Cuộc chiến dịch bệnh mà vaccine là vũ khí then chốt hẳn nhiên là cuộc chiến của sức mạnh tập thể, năng lực điều hành và khoa học, khi chúng ta đối kháng cùng kẻ thù hữu hình nhưng không thể thấy mặt trực diện. Do đó, với năng lực điều hành vững vàng của Chính phủ, hoàn toàn có thể thiết lập một “đội đặc nhiệm vaccine” theo dạng chuỗi cung ứng, doanh nghiệp nào có lợi thế ở khâu nào, sẽ đảm nhiệm vị trí ở khâu đó. Qua đó rút ngắn thời gian tiếp cận vaccine, khắc phục các vấn đề như: Giảm bớt áp lực cho ngân sách; tăng khả năng đàm phán, mua lại các vaccine đã được WHO và Việt Nam phê duyệt; thiết lập được chuỗi kho lạnh bảo quản…”, một doanh nhân kỳ vọng.

Năm 2020, thế giới xác định cần hơn 7 tỷ liều vaccine để đối phó với COVID-19 nhưng vẫn chưa đạt được nửa con số đó tiếp cận. Năm 2022 theo kỳ vọng Việt Nam cũng có thể chủ động tự sản xuất vaccine. Song ngay lúc này, chúng ta rõ ràng cần hơn nữa một chuỗi cung ứng là “sức mạnh tổng lực” khi chưa thể biết trước SARS-NCoV-2 sẽ ra sao. Một sức mạnh khi đã nắm chắc, đó không chỉ là cơ hội để Việt Nam vươn lên trên cuộc sống bình thường, còn sẵn sàng trước mọi biến động. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

Trong điều kiện “chống dịch như chống giặc”, khan hiếm vaccine phòng chống COVID-19 trên toàn cầu, để sớm có vaccine và tiêm cho nhân dân theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Chính phủ, yêu cầu Bộ Y tế và các bộ, ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm vì sức khỏe nhân dân, sức khỏe cộng đồng, lợi ích của quốc gia, dân tộc, cùng cộng đồng trách nhiệm, thống nhất thực hiện các giải pháp để có vaccine sớm nhất. Đây là tình huống cấp bách, vì thế việc mua vaccine phải được xử lý theo quy định của pháp luật về các trường hợp đặc biệt, cấp bách và phải được thực hiện ngay.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Quyết liệt cho vaccine COVID-19: Cấp bách vì tương lai tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713512991 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713512991 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10