Rà soát các dự án sân golf

Diendandoanhnghiep.vn Sau khi các địa phương được quyền “tự quyết” quy hoạch và cấp phép thì cuộc đua đầu tư sân golf đã “tăng tốc” với không ít vấn đề nóng được đặt ra.

Mới đây, thực hiện yêu cầu của Ủy ban kinh tế Quốc hội về việc rà soát hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra văn bản yêu cầu các địa phương trong cả nước báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch và cấp phép các dự án sân golf giai đoạn 2009-2020.Rà soát các dự án sân golf trên toàn quốc

Những nội dung được Bộ KH&ĐT yêu cầu các địa phương báo cáo gồm đánh giá tình hình triển khai thực hiện các dự án sân golf đã có trong Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 tại Quyết định số 1946/QĐ-TTg và Quyết định số 795/QĐ-TTg của Thủ tướng và các văn bản khác của Thủ tướng chấp thuận bổ sung quy hoạch một số sân golf.

Bên cạnh đó, Bộ KH&ĐT cũng yêu cầu các địa phương báo cáo những khó khăn nếu có liên quan đến việc thực hiện phân cấp thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư sân golf cho UBND cấp tỉnh theo Luật Đầu tư 2020 cũng như dự kiến số lượng và quy mô các dự án sân golf dự kiến đưa vào quy hoạch các địa phương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Với 75 sân golf đang hoạt động và hàng chục sân golf khác đang được đầu tư xây dựng Việt Nam được dự báo sớm trở thành một trung tâm du lịch golf của khu vực.

Nếu như thời điểm năm 2014, theo Quy hoạch sân golf Việt Nam điều chỉnh đến năm 2020 cả nước có 96 sân golf trên 37 địa phương. Đến đầu năm 2018, Bộ KH&ĐT xin bổ sung một loạt dự án sân golf vào quy hoạch đến năm 2020. Tổng cộng có khoảng 15 dự án được tăng thêm diện tích với khoảng 7.000ha. Trong số này, nhiều dự án đã hoàn thành nhưng mở rộng thêm, có dự án quy mô gấp 3 lần dự án ban đầu.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế “cuộc đua” đầu tư sân golf gần đây càng sôi động hơn khi Nghị định 52/2020/NĐ-CP về đầu tư kinh doanh sân golf được Chính phủ ban hành. Đồng thời, Luật quy hoạch (có hiệu lực từ ngày 1-1-2019) cũng mở cửa thông thoáng hơn cho việc đầu tư kinh doanh dự án sân golf. 

Quy hoạch sân golf sẽ được các địa phương lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố. Cũng theo luật này, sẽ không có quy hoạch sân golf quốc gia giai đoạn sau năm 2020, đồng nghĩa với việc địa phương được cấp phép đầu tư sân golf theo nhu cầu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh.

Cấp phép theo nhu cầu địa phương

Đến trước thời điểm Bộ KH&ĐT yêu cầu các địa phương báo cáo chưa cơ quan nào thống kê chính xác được số lượng sân golf cả nước khi có hàng loạt sân golf mới được các địa phương cấp phép ồ ạt theo đề xuất của các nhà đầu tư.

Cũng theo các chuyên gia thì “trào lưu” đầu tư dự án sân golf đã lan rộng ra khắp cả nước, không chỉ những địa phương kinh tế phát triển, giàu tiềm năng, lợi thế du lịch muốn cấp phép đầu tư sân golf mà ngay cả các địa phương không có thế mạnh về du lịch như Tiền Giang, Kon Tum, Bắc Giang… cũng tham gia vào cuộc đua sân golf này.

Chẳng hạn như Bắc Giang, giai đoạn 2020-2030, tỉnh này đã quy hoạch đến 11 sân golf ở nhiều huyện, đi kèm là các dự án khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng và các loại hình vui chơi giải trí khác. Một doanh nghiệp lớn đang lên kế hoạch khảo sát tại xã Tân Liễu (Yên Dũng), Đồng Sơn (TP Bắc Giang) để làm sân golf và khu đô thị, nghỉ dưỡng với quy mô 1.600ha đất.

Đặc biệt, sau khi nghị định 152 về xây dựng và kinh doanh sân golf có hiệu lực (15-6-2020), nhiều quy hoạch sân golf lẻ tẻ, bị “tắc” trước đó đã được phê duyệt. Năm 2017, tỉnh Bắc Giang đề nghị bổ sung sân golf Việt Yên vào quy hoạch nhưng không được đồng ý. 

Ngay trong ngày đầu tiên Nghị định 152 có hiệu lực, dự án sân golf Việt Yên cũng được phê duyệt chủ trương đầu tư cùng với hai sân golf khác trên địa tỉnh Bắc Giang và Hòa Bình với tổng diện tích gần 470ha đất (gồm sân golf Việt Yên 140ha, sân golf Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) 140ha, sân golf Phúc Tiến (tỉnh Hòa Bình) hơn 188ha).

Tiếp sau đó, chủ trương đầu tư nhiều sân golf khác cũng được phê duyệt: dự án sân golf Bảo Ninh - Trường Thịnh tại Quảng Bình, sân golf Quốc tế ở Thừa Thiên Huế có 37ha đất rừng sản xuất, sân golf Thanh Lanh ở huyện Nam Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Sân golf Tân Sơn Nhất (TP.HCM) thuộc khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong khu vực tĩnh không của sân bay và được giao đất năm 2006. Toàn bộ dự án sân golf và khu dịch vụ có diện tích 157ha, trong đó có 46ha đất quy hoạch làm biệt thự, chung cư, khu dịch vụ và từng được các đại biểu Quốc hội chất vấn, đề xuất thu hồi sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất vốn đang quá tải.

Sân golf Tân Sơn Nhất (TP.HCM) thuộc khuôn viên sân bay Tân Sơn Nhất 

Và các "kẽ hở"

Theo ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, bỏ quy hoạch sân golf quốc gia phù hợp với định hướng của Luật quy hoạch tuy nhiên các địa phương khi cấp phép đầu tư sân golf cần có tầm nhìn, tính toán hiệu quả trong dài hạn và golf không phải cái gì đó xấu xa, nó chỉ xấu khi người ta lợi dụng cấp phép sân golf vì mục đích khác.

Chia sẻ với DĐDN, một chuyên gia bất động sản cho biết suất đầu tư cho dự án sân golf là rất lớn và các chủ đầu tư thường hướng đến việc thu hồi vốn thông qua việc “lồng ghép” dự án sân golf với các hạng mục dự án bất động sản, dịch vụ khác.

Theo quyết định 1946 năm 2009 của Thủ tướng về đầu tư xây dựng sân golf, nhà đầu tư sân golf được sử dụng 10% diện tích sân golf để xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ hoạt động sân golf. Theo đó, hầu hết các dự án sân golf đều tận dụng tối đa quy định "diện tích đất dành để xây dựng nhà ở thấp tầng cho thuê tối đa không quá 10% diện tích đất sân golf” và dự án sân golf luôn kèm theo những khu thương mại dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, thậm chí chung cư.

Sân golf Phượng Hoàng tại Hòa Bình

Sân golf Phượng Hoàng tại Hòa Bình

Trường hợp sân golf Phượng Hoàng ở Hòa Bình có nhà câu lạc bộ gần 10.000m2, nhà hàng 200 chỗ, phòng tiệc lớn, phòng tiệc nhỏ, khách sạn 5 sao, chung cư. Sân golf Việt Yên (Bắc Giang) có diện tích khoảng 152ha cũng dành hơn 3ha cho những công trình như nhà điều hành, resort cho thuê, khách sạn.

Hay như một dự án Sân Golf và khu biệt thự tại TP Cần Thơ với diện tích 102ha, trong đó sân golf được quy hoạch 77,3ha và 24ha làm khu biệt thự. Phần đất xây dựng biệt thự được bố trí xung quanh sân golf, tận dụng không gian sông nước và khoảng không thông thoáng của sân golf.

Theo TS Vũ Đình Ánh, quy định cho phép sử dụng 10% diện tích đất dịch vụ trong sân golf để xây các công trình phụ trợ là vô lý. Đây là kẽ hở trong cấp phép sân golf. "Nên quy định rõ diện tích đất xây dựng sân golf chỉ để làm sân golf, còn khu vực đất dịch vụ phục vụ trong khu vực sân golf phải thực hiện nghĩa vụ tài chính như đất dịch vụ" - ông Ánh nêu quan điểm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rà soát các dự án sân golf tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711653283 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711653283 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10