Rà soát, điều chỉnh tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại

Diendandoanhnghiep.vn Thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát, điều chỉnh nốt phần tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại.

>>>Chính phủ lắng nghe hiến kế của doanh nghiệp để tháo gỡ điểm nghẽn

Phát biểu tại hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp có chủ đề “Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững” được tổ chức sáng nay (11/8), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 qua các giải pháp chính sách trong suốt giai đoạn 2020-2021.

Đó là chính sách miễn, giảm lãi suất, phí cho doanh nghiệp và người dân từ nguồn lực tài chính của hệ thống ngân hàng với số tiền khoảng 50.000 tỷ đồng; chính sách cho phép các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vốn vay, giữ nguyên nợ giúp doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng khi gặp khó khăn và chưa trả nợ được.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng (ảnh: VGP)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng (Ảnh: VGP)

Lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cảm nhận áp lực từ nhiều phía. Ví dụ đối với lãi suất, doanh nghiệp muốn giảm nhưng người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát tăng cao cũng cần có mức lãi suất phù hợp.

Trong tổng hợp báo cáo của các đơn vị gửi ngân hàng, có doanh nghiệp xuất khẩu đề nghị phá giá đồng Việt Nam trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu lại phản ánh nếu đồng Việt Nam phá giá sẽ làm cho các doanh nghiệp nhậu khẩu bị nhỡ. Trên thực tế, có thời điểm trước khi giảm giá đồng Việt Nam 9,2%, có nhiều doanh nghiệp phải phân bổ điều chỉnh tỉ giá trong nhiều năm. Về tín dụng, tháo gỡ tín dụng cho thị trường bất động sản nhưng nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vẫn muốn tập trung vốn vào lĩnh vực này.

“Đây là áp lực lớn đối với Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô” - bà Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Từ góc độ như vậy, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ làm sao để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ ngoại hối, bảo đảm an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Nhắc lại giai đoạn lạm phát tăng cao, tỉ giá biến động mạnh, cuộc đua lãi suất, hệ thống tổ chức tín dụng đối mặt với khó khăn về thanh khoản chi trả cho người gửi tiền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định: ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ ngoại hối là điều quan trọng; tạo lập sự ổn định vĩ mô để phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

Ngân hàng Nhà nước điều hành cơ bản ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối (ảnh minh hoạ)

Ngân hàng Nhà nước điều hành cơ bản ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối góp phần kiểm soát lạm phát (ảnh minh hoạ)

Trong 6 tháng đầu năm, mặc dù tình hình khó khăn chung nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ, hằng ngày, hằng giờ, Ngân hàng Nhà nước đã cố gắng điều hành cơ bản ổn định thị trường tiền tệ ngoại hối, góp phần kiểm soát lạm phát và kinh tế vĩ mô. Trong thời gian tới vẫn phải triển khai những công việc còn tồn đọng, khó khăn trước như tái cơ cấu các ngân hàng 0 đồng…

Riêng về tín dụng, Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc xác định tăng trưởng tín dụng bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần kiềm soát lạm phát và bảo đảm an toàn hoạt động cho các ngân hàng. Việc cấp tín dụng do tổ chức tín dụng tự thỏa thuận với khách hàng và phải bảo đảm theo quy định của pháp luật.

Đối với tăng trưởng tín dụng, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát, điều chỉnh nốt phần tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại; tiếp tục theo dõi diễn biến lạm phát để phối hợp với các bộ ngành tham mưu cho Chính phủ đạt những mục tiêu đề ra.

Đối với thị trường bất động sản, tín dụng chỉ là 1 kênh, nguồn vốn cho thị trường này giải quyết từ rất nhiều “kênh” nhưFDI, thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Với ý kiến của Hiệp hội Bất động sản về việc kiều hối cũng là nguồn đầu tư nhưng ở bối cảnh tỉ giá USD mạnh lên, lãi suất quốc tế tăng lên trong khi chúng ta yêu cầu trong nước phải ổn định lãi suất thì dòng kiều hối sẽ hạn chế vào, thậm chí còn chuyển ra, như vậy đặt áp lực cho Ngân hàng Nhà nước về điều hành tỉ giá. Câu chuyện đó là bài toán tổng thể, chính sách tiền tệ là một trong những chính sách về kinh tế vĩ mô đó. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Rà soát, điều chỉnh tăng trưởng tín dụng của dữ liệu 14% còn lại tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711627726 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711627726 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10