“Rộng cửa” hút vốn ngoại

NGUYỄN LÊ NGỌC HOÀN, Chuyên gia tài chính 12/11/2020 16:00

Trong khi nhiều doanh nghiệp khó khăn về vốn, vẫn có không ít nhà kinh doanh gõ cửa vốn ngoại với các thương vụ lớn.

 Quỹ ngoại Warburg Pincus đã đầu tư vào nhiều doanh nghiệp đầu ngành ở Việt Nam, như Techcombank, Vingroup, Masan...

Quỹ ngoại Warburg Pincus đã đầu tư vào nhiều doanh nghiệp đầu ngành ở Việt Nam, như Techcombank, Vingroup, Masan...

Dù bầu cử Tổng thống Mỹ tác động đến dòng vốn đầu tư quốc tế, nhưng về dài hạn, vốn ngoại dành cho Việt Nam vẫn rộng cửa.

Các thương vụ lớn

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex, HoSE: BCM) dự kiến dự góp thêm 1.128,5 tỷ đồng cho Công ty CP Phát triển Công nghiệp BW- một liên doanh giữa quỹ đầu tư Warburg Pincus và BCM để duy trì tỷ lệ 30% vốn. Trong khi Warburg Pinces cũng sẽ phải tăng vốn nhiều nghìn tỷ đồng để BW tăng vốn từ 4.916,6 tỷ đồng lên 8.678 tỷ đồng.

Kế hoạch tăng vốn nói trên hướng đến tạo nền tảng bất động sản công nghiệp và dịch vụ hậu cần cho thuê, cung cấp dịch vụ cho thuê kho xưởng và cho thuê nhà xưởng tại BW.

Cần nhớ rằng Warburg Pincus là quỹ đầu tư hàng đầu. Do đó, việc giải ngân của quỹ này tại Việt Nam trong nhiều năm qua, thường chỉ nhắm đến đích phát triển các lĩnh vực tiềm năng của những doanh nghiệp đầu ngành như Vingroup, Techcombank, Masan… sẽ tạo được đột phá.

Một thương vụ khác của Mitsubishi ít được chú ý hơn, nhưng giá trị lên tới hơn 2.000 tỷ đồng chỉ để sở hữu 10% cổ phần tại Công ty TNHH MTV Tài nguyên Masan Thái Nguyên, cho thấy tài nguyên cũng là lĩnh vực có sức hút vốn ngoại.

f

Mitsubishi mua 10% cổ phần tại Công ty TNHH MTV Tài nguyên Masan Thái Nguyên

Trong khi đó, Temasek vừa đầu tư Vinhomes, Thủy sản Minh Phú, Vinamilk, lẫn FPT, VNG, Scommerce… Theo đó, khối niêm yết, khối Fintech và doanh nghiệp công nghệ số, thậm chí start-up, đều đã và đang có cơ hội ngang bằng nhau trong tiếp cận vốn ngoại.

5 điều kiện hút vốn ngoại

Nhìn chung, để có thể tiếp cận vốn ngoại, các doanh nghiệp phải chú trọng: Thứ nhất, sổ sách kế toán- tài chính phải minh bạch. Thứ hai, có chiến lược rõ ràng và chứng minh được triển vọng tương lai. Thứ ba, CEO là “chìa khóa” quan trọng, thể hiện tầm nhìn và thuyết phục được niềm tin của nhà đầu tư. Thứ tư, doanh nghiệp có thể mở rộng được (thị trường, vốn hóa, tỷ lệ sở hữu…). Thứ năm, một tổ chức trung gian kết nối tốt có thể giúp doanh nghiệp tạo cầu nối đến các nhà rót vốn.

Nắm bắt và sẵn sàng những yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ có nhiều điều kiện gọi vốn ngoại, giải nỗi lo muôn thuở để tăng sức cạnh tranh, thay cho chỉ “chăm chăm” tập trung vay vốn tín dụng mà trước mắt khó đủ điều kiện đáp ứng, cũng như phát hành trái phiếu tràn lan bằng mọi giá.

Có thể bạn quan tâm

  • Cơ hội hút thêm vốn ngoại ở CTG

    Cơ hội hút thêm vốn ngoại ở CTG

    05:00, 23/10/2020

  • VNDIRECT: Vốn ngoại đổ mạnh vào Việt Nam sau khi được nâng hạng thị trường

    VNDIRECT: Vốn ngoại đổ mạnh vào Việt Nam sau khi được nâng hạng thị trường

    02:00, 23/09/2020

  • Dòng vốn ngoại sẽ đổ mạnh vào chứng khoán Việt Nam

    Dòng vốn ngoại sẽ đổ mạnh vào chứng khoán Việt Nam

    05:00, 12/09/2020

  • Vốn ngoại bắt đầu quay lại Việt Nam

    Vốn ngoại bắt đầu quay lại Việt Nam

    10:46, 19/06/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
“Rộng cửa” hút vốn ngoại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO