Rủi ro xuất xứ: Trả lại hàng vì “đá vôi” khác…“da voi”

Nguyễn Việt 20/12/2019 11:00

Thời gian tới đây, các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ toàn cầu và lẩn tránh phòng vệ thương mại có ảnh hưởng đến Việt Nam từ các nước có thể tăng lên.

Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) khuyến cáo các doanh nghiệp về phòng vệ thương mại tại Hội nghị đối thoại: Hạn chế rủi ro về gian lận xuất xứ và phòng vệ thương mại trong hoạt động xuất khẩu do Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức gần đây.

Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương).

Ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương).

“Do đó, các doanh nghiệp cần có nhận thức đầy đủ về nguy cơ xảy ra các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại, điều tra gian lận xuất xứ hàng hóa và có sự chuẩn bị để tránh ảnh hưởng bất lợi đối với hoạt động sản xuất, xuất khẩu”, ông Dũng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Việt Nam bị khởi xướng điều tra 154 vụ phòng vệ thương mại chỉ trong 9 tháng năm 2019

    Việt Nam bị khởi xướng điều tra 154 vụ phòng vệ thương mại chỉ trong 9 tháng năm 2019

    14:30, 07/11/2019

  • Chủ động ngăn chặn hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại

    Chủ động ngăn chặn hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại

    16:30, 14/09/2019

  • Đối diện với phòng vệ thương mại

    Đối diện với phòng vệ thương mại

    11:02, 30/08/2019

  • Doanh nghiệp đối mặt với thách thức về phòng vệ thương mại

    Doanh nghiệp đối mặt với thách thức về phòng vệ thương mại

    11:13, 28/08/2019

Đánh giá tác động của hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại Chu Thắng Trung cho rằng, gian lận xuất xứ ngày càng gia tăng sẽ tạo ra nguy cơ cản trở xuất khẩu của Việt Nam, làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hành vi này làm giảm lợi ích mà Việt Nam có được từ các nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang gây dựng.

“Hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp từ các quốc gia khác qua Việt Nam để xuất khẩu chỉ đem lại lợi ích nhất thời cho một vài doanh nghiệp có hành vi bất chính. Trong khi đó, hành vi này lại làm tăng chi phí và nguồn lực rất lớn của các doanh nghiệp làm ăn chân chính khi muốn chứng minh sự tuân thủ quy định của các quốc gia xuất khẩu”, ông Trung nói.

Với xu hướng bảo hộ mậu dịch và áp dụng hàng rào kỹ thuật để bảo hộ nền sản xuất trong nước, trong bối cảnh chiến tranh thương mại đã xảy ra ở một số quốc gia trên thế giới đang có tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu.

Nguy hiểm là lợi dụng điều này, hàng hóa từ các nước bị áp mức thuế cao đang có xu hướng tìm cách chuyển tải bất hợp pháp vào Việt Nam, giả mạo xuất xứ Việt Nam sau đó xuất khẩu vào các thị trường nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Chính điều này đang tạo ra những khó khăn rất lớn cho cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Thiệt hại có thể nhìn thấy ngay trước mắt đó là thời gian gần đây, đã có nhiều quốc gia nhập khẩu của Việt Nam đang gia tăng các biện pháp điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp đối với hàng hóa Việt Nam. Động thái này gây ra những thiệt hại rất lớn cho các nhà sản xuất trong nước, kìm hãm kim ngạch xuất khẩu nói chung và gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Lớn hơn cả đó là sự mất uy tín của doanh nghiệp cũng như hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất - Nhập khẩu (Bộ Công Thương), thực tế hiện nay đang có rất nhiều dạng gian lận xuất xứ, từ đơn giản như doanh nghiệp làm giả Giấy xác nhận của địa phương hoặc giả nhà sản xuất cung cấp nguyên vật liệu, đến viện cắt dán con dấu giả nhằm qua mặt cơ quan chức năng trong nước và nước ngoài để xuất khẩu hàng hóa trót lọt.

Bà Hiền dẫn chứng, một doanh nghiệp xuất khẩu hàng đá vôi sang Malaysia nhưng thay vì khai báo mặt hàng đá vôi bằng tiếng Anh thì lại ghi thành “da voi”. Kết quả, tất cả các lô hàng “da voi” đã bị phía Malaysia chuyển về Việt Nam yêu cầu về chứng minh xuất xứ vì không biết “da voi” là sản phẩm gì. Do đó, dù quy tắc xuất xứ quy định giống nhau nhưng chỉ một sai sót nhỏ, doanh nghiệp có thể không được hưởng ưu đãi thuế quan. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần nắm vững các yêu cầu để chuẩn bị đầy đủ thông tin, dữ liệu và đáp ứng yêu cầu phía đối tác...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Rủi ro xuất xứ: Trả lại hàng vì “đá vôi” khác…“da voi”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO