Sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc khoe sắc lại Phú Thọ

Diendandoanhnghiep.vn Với sự tham gia của 7 tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, sắc màu Tây Bắc đã khoe sắc rực rỡ tại ngày hội các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022. Với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc”, Ngày hội Văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV có nhiều hoạt động đậm đà bản sắc các dân tộc, như Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hoá truyền thống dân tộc đã được tổ chức tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì.

>>> Khai mạc Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022

Ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ nói chung, các tỉnh Tây Bắc nói riêng là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của cả nước với những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.

Chính vì vậy, Ngày hội Văn hóa thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc đã trở thành hoạt động có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, là nơi để đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống và củng cố sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định: “Đến với Ngày hội, người dân, du khách sẽ được hòa mình vào không gian đậm chất văn hóa miền Tây Bắc với những làn điệu dân ca hát Xoan, nghệ thuật Xòe Thái, nghệ thuật hát Then đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại và được tham gia trải nghiệm không gian trình diễn trang phục truyền thống, nghi thức lễ hội, các trò chơi dân gian truyền thống do các nghệ nhân, diễn viên của vùng đất Tây Bắc thể hiện”.

>>> Du lịch "một chạm"

Cũng tại sự kiện, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho rằng, thông qua việc khuyến khích đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc sẽ phát huy tài nguyên văn hóa gắn với phát triển du lịch ở mỗi địa phương. Có thể thấy, văn hóa vừa là nền tảng tinh thần, vừa là cơ hội tạo thêm việc làm, tăng thu nhập của người dân.

Ông Đỗ Văn Chiến mong muốn đồng bào các dân tộc Tây Bắc cùng nhau thực hiện tốt phương châm: Người đi trước truyền lại cho người đi sau; ông, bà, cha, mẹ truyền lại cho con cháu; cộng đồng học hỏi lẫn nhau để cùng chung tay gìn giữ và phát huy được nét đẹp văn hóa đặc sắc, độc đáo của dân tộc mình.

Là một trong chuỗi các hoạt động của Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022, không gian trưng bày “Văn hoá - Du lịch - Ẩm thực Đất Tổ" và triển lãm ảnh 7 tỉnh Tây Bắc đã được tổ chức tại Quảng trường Hùng Vương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Không gian trưng bày đã giới thiệu những sản phẩm du lịch nổi bật của tỉnh, các chương trình tour tham quan, quảng bá những điểm đến của du lịch Phú Thọ.

 triển lãm ảnh 7 tỉnh Tây Bắc đã được tổ chức tại Quảng trường Hùng Vương, TP Việt Trì

Triển lãm ảnh 7 tỉnh Tây Bắc đã được tổ chức tại Quảng trường Hùng Vương, TP Việt Trì

Bên cạnh đó, còn có các sản phẩm lưu niệm du lịch, sản phẩm OCOP đặc trưng của của các huyện, thành, thị trong tỉnh như: Gạo nếp gà gáy Mỹ Lung; bưởi Đoan Hùng; bánh chưng Hùng Lô; mỳ gạo Hùng Lô, mì rau củ; các sản phẩm Chè Long Cốc; thịt chua Thanh Sơn...

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh Điện Biên cho biết: “Tham gia Ngày hội, đoàn nghệ thuật tỉnh Điện Biên trình diễn trích đoạn “Chư mo hờ ngọ, Khờ ro cư mạ” (tra hạt làm lễ cầu mưa) - đây là nét sinh hoạt văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc Khơ Mú vùng Tây Bắc. Tiết mục do các nghệ nhân dân tộc Khơ Mú thuộc bản Pú Tửu, huyện Điện Biên trình diễn với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và cuộc sống ấm no cho mọi gia đình”.

Đẩy gậy là một trong những trò chơi dân gian độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc

Một trong những trò chơi dân gian độc đáo của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc là đẩy gậy

Hiệp hội Du lịch Phú Thọ, Hội văn hóa ẩm thực Phú Thọ phối hợp tổ chức giao lưu ẩm thực Đất Tổ với sự tham gia của hơn 20 khách sạn, nhà hàng, homestay trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị đã giới thiệu hơn 50 món ăn đặc trưng của vùng Đất Tổ như: Gà cựa hấp; cá lăng hấp xì dầu; cá suối, xôi ngũ sắc; canh rau sắn; chả chài cặp gắp tre nướng.

>>> Tạo đột phá trong phát triển du lịch cộng đồng

Tham gia Ngày hội, các nghệ nhân dân gian đến từ các tỉnh Tây Bắc còn trình diễn nhiều nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống mang tính đặc trưng của địa phương như: Lễ hội “Xek pang á” của dân tộc Kháng, xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Mai, tỉnh Sơn La; trích đoạn “Kin khảu máy” (Ăn cơm mới) của dân tộc Lự, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu; nghi lễ Then Cốm mới (Then Pang Mẩu) của dân tộc Tày, tỉnh Lào Cai; lễ hội mở cửa rừng của dân tộc Mường, xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ; lễ hội Cầu Mùa của dân tộc Dao, tỉnh Yên Bái; lễ hội xuống đồng của người Mường, Mường Vang, Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sắc màu các dân tộc vùng Tây Bắc khoe sắc lại Phú Thọ tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713447535 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713447535 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10