Sản xuất chip: Cuộc chiến lớn chưa ngã ngũ!

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc gần đây liên tiếp thất bại trong các chương trình tự chủ sản xuất chất bán dẫn!

Lĩnh vực chất bán dẫn yêu cầu công nghệ siêu cao!

Lĩnh vực chất bán dẫn yêu cầu công nghệ siêu cao!

Cả Trung Quốc và Mỹ đều biết tầm quan trọng của công nghệ bán dẫn trong cuộc cạnh tranh vị trí số 1 toàn cầu. Ai nắm được bí quyết công nghệ này, kẻ đó mới là người thắng cuộc.

Với những gì đạt được, nhìn bề ngoài có vẻ như Trung Quốc đã bắt kịp Mỹ trong lĩnh vực công nghệ, không phải vậy, đằng sau câu khẳng định “Made in China” là bóng dáng, quyền lực công nghệ của Mỹ.

Nhiều năm nay, Trung Quốc đóng vai trò như là “người sản xuất theo đơn hàng”, còn bí quyết công nghệ, khâu nghiên cứu, sáng tạo, thiết kế phần lớn nằm trong tay các ông lớn như AMD, Qualcomm, Intel.

TSCM - nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới đã đầu tư 12 tỷ USD để xây dựng nhà máy tại Arizona (Mỹ) trong khi Samsung Electronics đang xem xét để lựa chọn một trong 4 địa điểm ở Mỹ để xây dựng một nhà máy trị giá 17 tỷ USD.

Lịch sử công nghệ bán dẫn và sản xuất chip bắt đầu phát triển mạnh khi kỷ nguyên công nghệ thông tin ra đời, ở giai đoạn đó không ai khác chính là Mỹ và đồng minh của họ là những người làm chủ. Trung Quốc phát triển nhảy vọt nhưng chưa thể “đốt cháy giai đoạn”.

Tham vọng tự chủ sản xuất chip của Trung Quốc vẫn còn xa vời

Tham vọng tự chủ sản xuất chip của Trung Quốc vẫn còn xa vời

Các đồng minh của Mỹ đều nắm giữ một phần bí quyết công nghệ sản xuất chip. Đặc biệt là Nhật Bản, nước này không mạnh về sản xuất chip nhưng họ là nơi duy nhất chế tạo máy sản xuất chip.

Nguyên liệu sản xuất chất bán dẫn là tấm bán dẫn thô, hiện nay thị trường vật liệu này đang trong tay người Nhật. Như vậy đủ thấy Tokyo mới là ông trùm thật sự đứng sau ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn.

Mới đây, công ty sản xuất chất bán dẫn Wuhan Hongxin (Trung Quốc) tuyên bố phá sản sau khi tiêu tốn hết gần 20 tỷ USD cho tham vọng sản xuất các đĩa bán dẫn có kích thức 7nm và 14nm.

Dự án này thất bại do vội vã, không có kế hoạch kỹ lưỡng và không nghiên cứu sâu trước khi đầu tư. Vụ phá sản này là đòn giáng mạnh vào tham vọng của Trung Quốc về tự cường con chip.

Wuhan Hongxing chỉ là 1 trong 10 dự án sản xuất chip của Trung Quốc bị phá sản trong vòng 2 năm qua. Trung Quốc lâu nay phụ thuộc vào nguồn cung từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, căng thẳng thương mại giữa hai nước đã khiến các hãng công nghệ Trung Quốc khó khăn trong việc tiếp cận linh kiện, công nghệ.

Năm 2020, Trung Quốc đã chi ra số tiền nhiều hơn 1,5 lần GDP của Việt Nam chỉ để nhập khẩu con chip. Vấn đề không chỉ là tiền mà sự phụ thuộc này khiến Bắc Kinh yếu thế trong màn cạnh tranh chiến lược với Mỹ.

Người Trung Quốc luôn cho thấy nỗ lực phi thường, họ thường đao to búa lớn, hô khẩu hiệu như một phép lợi thế tinh thần, họ đã từng rầm rộ tuyên truyền kế hoạch “Made in China 2025”, gần đây là “tuần hoàn kép”, kế hoạch 5 năm 2021 - 2025,…

Tuy vậy, cuộc chiến này chưa thể phân định thắng thua, bởi Trung Quốc có hai đặc điểm rất đáng lưu tâm, khả năng ngụy trang thực lực và khả năng sao chép công nghệ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sản xuất chip: Cuộc chiến lớn chưa ngã ngũ! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711624931 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711624931 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10