Sản xuất đã cải thiện nhưng còn nhiều trở ngại

Diendandoanhnghiep.vn PMI của Việt Nam đã tăng lên 52,2 điểm trong tháng 11, cho thấy các điều kiện kinh doanh cải thiện tháng thứ hai liên tiếp, sau giai đoạn giảm do làn sóng COVID-19 trong năm.

>> Kích thích phục hồi kinh tế cần bao nhiêu tiền?

cgf

Một số công ty cho biết, tình trạng thiếu hụt lao động đã làm hạn chế sản xuất.

Báo cáo mới nhất của IHS Markit nhấn mạnh, các điều kiện kinh doanh tổng thể trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã cải thiện tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 11, nhưng những lo ngại về đại dịch COVID-19 và kéo theo là tình trạng thiếu hụt lao động đã cản trở tăng trưởng. Trong khi đó, áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng, với cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng với mức độ cao nhất kể từ tháng 4/2011.

Cụ thể, chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của Việt Nam đã tăng lên 52,2 điểm trong tháng 11 so với 52,1 điểm trong tháng 10. Điều này cho thấy các điều kiện kinh doanh cải thiện tháng thứ hai liên tiếp, sau thời kỳ giảm do làn sóng đại dịch COVID-19 trong năm.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ 2 liên tiếp, khi các hạn chế do đại dịch trong những tháng gần đây đã thúc đẩy nhu cầu trong lĩnh vực sản xuất. Hơn nữa, tốc độ tăng là nhanh và mạnh nhất kể từ tháng 4.

Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tiếp tục tăng, nhưng mức tăng chỉ là khiêm tốn khi COVID-19 tiếp tục kìm hãm thương mại quốc tế. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng và mức độ hạn chế, do dịch bệnh giảm đi so với thời gian trước trong năm. Điều này giúp các nhà sản xuất có thể tiếp tục tăng sản lượng trong tháng 11.

Trong khi tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng mới nhanh hơn, sản lượng lại không được như vậy khi hầu như chỉ tăng với tốc độ như trong tháng 10. Một số công ty cho biết, tình trạng thiếu hụt lao động đã làm hạn chế sản xuất.

Một số người trả lời khảo sát cho biết công nhân đã lo lắng về đại dịch và do đó ngần ngại không muốn trở lại làm việc, khiến các nhà sản xuất khó tăng được lực lượng lao động để đáp ứng khối lượng công việc tăng. Việc làm tiếp tục giảm đáng kể, từ đó kéo dài thời kỳ giảm hiện nay thành sáu tháng. Kết quả là, lượng công việc tồn đọng đã tăng tháng thứ ba liên tiếp.

Những lo lắng về đại dịch cũng làm ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà sản xuất khi tâm lý kinh doanh đã giảm so với tháng 10. Tuy nhiên, các công ty vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới khi có những hy vọng rằng tình trạng sức khỏe cộng đồng sẽ cải thiện.

>> Đầu tư thế nào trước áp lực lạm phát?

áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng, với cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng với mức độ cao nhất kể từ tháng 4/2011.

Áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng, với cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng với mức độ cao nhất kể từ tháng 4/2011.

Giá dầu và chi phí vận tải tăng, cộng với tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, đã góp phần làm giá cả đầu vào tiếp tục tăng trong tháng 11. Hơn nữa, tốc độ tăng đã nhanh hơn tháng thứ ba liên tiếp và là nhanh nhất kể từ tháng 4/2011. Điều này cũng đúng với giá cả đầu ra khi chỉ số này đã tăng nhanh hơn nhiều so với tháng 10 khi các công ty chuyển giao gánh nặng chi phí sang cho khách hàng.

Các nhà sản xuất gia tăng hoạt động mua hàng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 11, mặc dù tốc độ tăng đã giảm. Mặc dù mua hàng hóa đầu vào tăng, tồn kho hàng mua đã giảm lần đầu tiên trong bốn tháng.

Những người trả lời khảo sát cho biết nguyên nhân giảm là do hàng hóa đầu vào được đưa vào sản xuất, và do những khó khăn trong việc mua nguyên vật liệu. Dữ liệu chỉ số phản ánh những khó khăn trong việc mua hàng hóa đầu vào, cho thấy thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục bị kéo dài đáng kể.

Tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu, sự suy giảm năng lực của khâu chuyển hàng và những khó khăn trong hoạt động vận tải do đại dịch Covid-19 đã góp phần làm kéo dài thời gian giao hàng. Tuy nhiên, lần suy giảm hoạt động này là nhẹ nhất trong sáu tháng.

Trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam mới công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định Việt Nam phải đối mặt với nhiều trở ngại trong việc khởi động lại nền kinh tế sau một thời gian cách ly xã hội kéo dài, nhưng kinh tế Việt Nam đang cho thấy những dấu hiệu cải thiện và phục hồi.

Theo WB, chỉ số sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khởi sắc khi các hoạt động kinh tế ở Việt Nam từng bước được khôi phục, tuy vẫn chưa phục hồi về mức được ghi nhận trước đợt bùng phát dịch tháng 4-2021. Sự phục hồi đặc biệt mạnh mẽ ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị và hiệu thuốc, về lại gần mức trước lần thứ tư bùng phát dịch Covid-19. 

WB cũng lưu ý các hướng hành động chính vẫn có ý nghĩa quan trọng khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa trở lại và phục hồi, trong đó có việc tiếp tục tiêm vaccine nhanh chóng và duy trì cảnh giác bằng xét nghiệm, cách ly, đồng thời đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, trợ giúp xã hội cho những đối tượng gặp khó khăn...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sản xuất đã cải thiện nhưng còn nhiều trở ngại tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714008125 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714008125 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10