Sao phải “giải cứu” gạo?

Huỳnh Khởi 02/03/2019 18:38

Chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của ngành lúa gạo thấp, sản xuất thiếu tính bền vững...

Đây cũng là nội dung được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với các bộ ngành, địa phương phải tích cực triển khai. Bởi thực tiễn, ngành lúa gạo nói riêng, nông sản nói chung đang trong tình trạng “thiếu sức đề kháng” nên dễ ngã bệnh mỗi khi “thời tiết thị trường” trái gió trở trời.

br class=

Trong khi lúa gạo Việt gặp khó khăn thì gạo Thái, gạo Campuchia được bày bán tràn lan với giá cả đắt hơn hàng chục lần gạo Việt

Xuất khẩu 30 năm nhưng chưa có thương hiệu?

Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Phan Văn Chinh, thừa nhận: “gạo là mặt hàng lương thực thiết yếu đồng thời cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch trên 2 tỷ USD/năm. Trong giai đoạn 2010 - 2016 gạo Việt Nam chiếm khoảng 15% lượng gạo xuất khẩu toàn cầu.

Tuy khối lượng gạo xuất khẩu nhiều nhưng giá trị thu được không cao, sản phẩm chưa có thương hiệu, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường, khâu tổ chức thu mua, chế biến, tạm trữ, bảo quản còn nhiều bất cập”.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan, chia sẻ: “Những ngày này Đồng Tháp, Bến Tre đang ngồi trên đống lửa, bởi giá lúa gạo rớt thê thảm. Tuy nhiên, một bộ phận đang quay lưng với chất lượng nông sản Việt, mua gạo Campuchia, gạo Thái về ăn!”.

Có thể bạn quan tâm

  • Ngành lúa gạo đang bị “điểm huyệt”!

    05:00, 01/03/2019

  • Tiêu thụ lúa gạo vùng ĐBSCL: Cần thoát khỏi “tư duy mùa vụ và thương vụ”!

    12:28, 26/02/2019

  • Thủ tướng khẳng định "giải cứu" lúa gạo bằng biện pháp thị trường

    18:18, 19/02/2019

  • Tăng hạn mức vay vốn và đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho doanh nghiệp "giải cứu" lúa gạo

    14:00, 19/02/2019

  • Đẩy mạnh cho vay thu mua thóc gạo khu vực ĐBSCL

    11:01, 19/02/2019

Chưa đa dạng thị trường

Theo TS Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược-Bộ NN&PTNT, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua chủ yếu là ở khu vực Châu Á (chiếm trên 70%), trong đó Trung Quốc là thị trường lớn.

Thống kê cho thấy, năm 2018, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 1,3 triệu tấn gạo, chiếm 23% tổng lượng gạo xuất khẩu. Kể từ đầu năm 2018 đến nay thị trường này trở nên khắt khe hơn trong nhập khẩu gạo Việt Nam. Đầu năm 2018 đã có 3/22 doanh nghiệp Việt xuất khẩu gạo vào thị trường này đã phải tạm dừng nhập khẩu. Tiếp theo đó là tăng thuế nhập khẩu lên 40-50% ( từ 1/7/2018), năm 2019 tình hình sẽ còn khó khăn hơn. Không chỉ tăng thuế dựng đứng mà mới đây cơ quan quản lý xuất nhập khẩu củaTrung Quốc đã phát đi thông điệp sẽ xiết chặt hơn đối với gạo nhập khẩu vào lãnh thổ của mình ngay từ đầu năm 2019 này.
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) có thâm niên nhiều năm xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc lo lắng, gạo nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc bên cạnh phải chịu mức thế cao còn phải tuân thủ các quy định khác như: thời gian xông trùng phải đạt 120 giờ, mẫu kiểm tra phải được cơ sở quốc kiểm của Trung Quốc hoặc đơn vị được ủy quyền thực hiện kiểm nghiệm, bao bì, nhãn mác... nếu không hợp lệ thì hàng hóa sẽ bị từ chối cấp chứng thư để nhập khẩu vào thị trường này.

Do xuất khẩu gạo nước ta phụ thuộc nhiều vào một số ít thị trường ( điển hình như thị trường Trung Quốc), trong khi “sức khỏe kém” nên mỗi khi thị trường “trái gió trở trời” thì ngay lập tức đỗ bệnh nặng cần “ cấp cứu”.

Cần lắm những giải pháp căn cơ

Mặc dù, ông Phan Văn Chinh, cho biết: Bộ Công Thương đã xây dựng Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 và đã được Chính phủ phê duyệt. Theo mục tiêu tổng quát của Chiến lược, trong giai đoạn 2017 - 2020 lượng gạo xuất khẩu hàng năm sẽ giảm còn khoảng 4,5 - 5 triệu tấn nhưng vẫn đạt giá trị từ 2,2 - 2,3 tỷ USD; giai đoạn 2020 - 2030 sẽ giảm sản lượng xuống 4 triệu tấn nhưng giá trị sẽ đạt vào khoảng 2,3 - 2,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, TS Lê Văn Bảnh - nguyên Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho rằng, để thị trường lúa gạo của Việt Nam phát triển ổn định, bền vững thì các doanh nghiệp lúa gạo Việt Nam phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đồng thời, cần tăng chất lượng lúa gạo và nâng cao uy tín trên thị trường lúa gạo thế giới. Đây cũng là giải pháp quan trọng để đưa gạo sang các thị trường khó tính như Đông Bắc Á, Tây Âu.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường: Nuôi dưỡng nguồn nguyên liệu

Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về mua dự trữ 200 nghìn tấn gạo và 80 nghìn tấn thóc, giá lúa, gạo ở khu vực ĐBSCL đang nhích lên. Với giá lúa từ 4.200 - 4.800 đồng/kg, thì nông dân không lỗ, tuy nhiên giao dịch chưa sôi động.

Hiện nay, giá lúa rất tốt, doanh nghiệp không mua thì còn đợi khi nào nữa? Doanh nghiệp chia sẻ khó khăn với người nông dân lúc này không phải là ban ơn hay an sinh xã hội mà thể hiện đạo lý trong kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn nguyên liệu để làm giàu cho mình.

GS.TS Võ Tòng Xuân – chuyên gia nông nghiệp vùng ĐBSCL: Phá vòng luẩn quẩn của cây lúa

Chúng ta không nên tập trung để sản xuất dư thừa quá nhiều lúa gạo để rồi “chạy vạy” tìm đầu ra, có khi phải bán rẻ như cho, trong khi Chính phủ phải đầu tư nhiều ngàn tỉ để làm thủy lợi cho nông dân trồng thêm lúa, Ngân hàng phải ra tay cấp tín dụng ưu đãi để "giải cứu"…

Phá vòng lẩn quẩn của cây lúa nhất thiết các địa phương cần phải có tầm nhìn cao hơn và rộng hơn, phải thấy rằng không chỉ có cây lúa mà còn có những cây trồng vật nuôi giá trị cao hơn lúa. Chúng ta sản xuất lúa vừa phải để bảo đảm an ninh lương thực, để nông dân làm giàu bằng cách sử dụng đất cho mục đích khác. Nói cách khác, chúng ta phải biết kinh doanh nông nghiệp đa dạng thông minh hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sao phải “giải cứu” gạo?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO