Sao phải "hạ gục" nhiều cây phượng?

Lê Linh 03/06/2020 14:00

Câu chuyện cây phượng đổ khiến một em học sinh tử vong đã khiến “số phận” của những cây phượng khác đang rất “mong manh”.

Phượng vĩ là biểu tượng của thành phố Hải Phòng và được gọi một cái tên rất mĩ miều sau danh xưng “thành phố hoa phượng đỏ” là cái tên “thành phố hoa thắp lửa”.

Phượng vĩ là biểu tượng của thành phố Cảng.

Phượng vĩ là biểu tượng của thành phố Cảng.

Hình ảnh cây phượng đã trở nên thân thương và đi vào thi ca mỗi khi hè về. Nhưng sau một tai nạn thì cây phượng lại trở thành biểu tượng “hung thần” có thể sẵn sàng tước đi mạng sống của các bạn học sinh.

Thông tin chấn động những ngày qua là một cây phượng trong khuôn viên Trường THCS Bạch Đằng (quận 3, TPHCM) bất ngờ đổ làm một học sinh tử vong và nhiều học sinh khác bị thương.

Cây phượng đổ xuống khiến một học sinh tử vong và nhiều học sinh khác bị thương.

Cây phượng đổ xuống khiến một học sinh tử vong và nhiều học sinh khác bị thương.

Sau khi xảy ra sự việc cây phượng bị đổ, nhà trường đã cho nhân viên cưa cắt, thu dọn hiện trường. Ngoài ra, trường còn cho nhân viên đi kiểm tra, cắt cành nhiều cây phượng khác để phòng ngừa nguy cơ gãy đổ. Được biết, trong khuôn viên trường hiện có khoảng 10 cây phượng vĩ và hàng chục cây cổ thụ khác.

Trước đó, một cây phượng khác cao khoảng 10m bất ngờ bật gốc giữa sân trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) nhưng may mắn không gây thương vong. Cũng trong ngày hôm đó trong cơn mưa lớn, một cây phượng vĩ cao hơn 10 mét, thân cây có đường kính chừng 40 cm, trên đường 297 đoạn bên hông trường Đại học Văn Hoá TP HCM `1(phường Phước Long A, quận 9) cũng bất ngờ bật gốc đổ xuống, đè trúng một xe tải. 

Sau các sự việc đổ cây liên tiếp nói trên, nhiều trường học trên cả nước tỏ ra lo lắng về độ an toàn của cây xanh trong sân trường. Có trường vì quá lo lắng đã tổ chức cắt bỏ nhiều cây xanh trong sân; đồng thời cũng bày tỏ mối nghi ngại với độ an toàn của cây phượng vĩ.

Như thường lệ khi sự việc xảy ra chúng ta luôn quan tâm đến nguyên nhân và lỗi do ai. Và chuyện cây phượng tự nhiên bật gốc, cướp đi sinh mệnh của một đứa trẻ thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Mặc dù hiệu trưởng nhà trường đã đứng lên nhận trách nhiệm về mình nhưng rất nhiều nơi người ta đổ lỗi cho “cây phượng vĩ” và phải chặt bỏ nó. Khắp nơi nơi là hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội về cây phượng bị cưa chặt và “hạ gục”.

Các cây phượng khác lập tức bị cưa chặt tại các trường học.

Nhiều cây phượng khác lập tức bị cưa chặt tại các trường học.

Hẳn chúng ta còn nhớ cuối những năm 90 thế kỷ trước, khi có thông tin ăn mỳ chính có nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng thì hàng loạt các gói mỳ chính đã bị gạt khỏi khu vực gia vị của các bếp ăn người Việt. Thay thế vào đó là các sản phẩm bột nêm.

Đó là tâm lý “sợ chết” của rất nhiều người, cứ bất kỳ một tác nhân nào có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người đều lập tức bị loại bỏ.

Nhưng đáng tiếc thay, người ta không tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục cho việc phượng bị đổ để đảm bảo an toàn cho con người mà lại chọn giải pháp loại bỏ cây phượng như vậy. Ta chợt nghĩ “cây phượng mà biết nói năng…”. Ngoài cây phượng ra cũng có biết bao các cây xanh khác từng đổ xuống nhưng chưa bao giờ tạo ra một làn sóng như với cây phượng. Cây phượng bị đổ nó không phải là lỗi của cây phượng, vậy tại sao lại chặt hạ khi không hề đưa ra bất kỳ giải pháp nào để khắc phục và bảo vệ?

Hình ảnh cây phượng đã gắn liền với rất nhiều thế hệ học trò của Việt Nam, những câu hát như “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…” hay “Tu hu kêu tu hú kêu hoa gạo đỏ hoa phượng nở đầy ước mơ hy vọng.” trong bài hát Mùa hoa phượng nở của tác giả Hoàng Vân.

Đó không chỉ là một cây phượng đơn thuần, đó là biểu tượng của cả một thế hệ, là ước mơ, là kỷ niệm -  nơi thắp sáng rất nhiều hoài bão cho biết bao con người. Chưa bao giờ mùa hè mà cây phượng vẫn rực lửa nhưng lại buồn như năm nay, những cây phượng khác chưa bị đốn hạ cũng đang “thấp thỏm” cho số phận của mình.

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị và Công nghiệp chia sẻ: "Nguyên nhân khiến cây xanh gãy đổ ngoài việc cây có bệnh thì còn một số yếu tố khác: Trong quá trình phát triển của cây con người không tạo điều kiện đầy đủ để cây phát triển hệ thống bộ rễ như: "Bê tông hóa gốc cây", hoặc xây xung quanh gốc cây thành những ô quá hẹp làm cho bộ rễ không có nhiều không gian để thở, nước mưa không thấm xuống được dẫn đến cây thường xuyên thiếu nước. Quá trình xây dựng làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, làm cây không phát triển không cân bằng, khi có gió lớn dễ bị đổ”.

Rất mong các cây phượng khác sẽ được đứng yên dưới mỗi tuổi

Rất mong các cây phượng khác sẽ được đứng yên dưới mỗi tuổi "học trò".

Chúng ta ai cũng từng đi qua một thời học trò, điều mà mỗi chúng ta mong mỏi là một cây phượng “ngã xuống” là lời cảnh tỉnh cho các nhà quản lý trường học, các cơ sở cần chú ý chăm sóc và đưa ra biện pháp phòng vệ cho các cây phượng khác được đứng yên, chứ không phải là đốn hạ cho triệt để như vậy. Hãy để trên khắp các phố phường có hình ảnh “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng…”.

Có thể bạn quan tâm

  • Có phải lỗi ở cây phượng?

    Có phải lỗi ở cây phượng?

    13:29, 29/05/2020

  • Chuyện giáo dục hay chuyện “bên trong cây phượng”?

    Chuyện giáo dục hay chuyện “bên trong cây phượng”?

    06:12, 27/05/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Sao phải "hạ gục" nhiều cây phượng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO