Hậu COVID-19 chính là thời gian để các doanh nghiệp nhìn lại nền tảng, vận hành đến việc gia tăng gắn kết với khách hàng nhằm bù đắp doanh thu và tìm kiếm cơ hội chuyển đổi.
Dưới đây là 6 câu hỏi cùng những gợi ý giúp doanh nghiệp tìm ra điểm tiềm năng tạo đột phá, tận dụng thời cơ giúp nâng cao vị thế, thậm chí chiếm lĩnh được những “miếng bánh thị trường” tưởng chừng như “không tưởng” trước đây.
1. Đâu là trọng tâm đầu tư để doanh nghiệp phục hồi cũng như sẵn sàng kể cả khi khủng hoảng tương tự xảy ra?
Để ứng phó với khủng hoảng trong và sau COVID-19, các doanh nghiệp đã buộc phải điều chỉnh các mục tiêu để đảm bảo sinh tồn và kinh doanh liên tục. Trong đó, một trong những biện pháp đầu tiên được đưa ra là cắt giảm chi phí đối với những hạng mục ít quan trọng
Tuy nhiên, cắt giảm chi phí thừa không thôi là chưa đủ. Doanh nghiệp vẫn phải tập trung đầu tư, nhưng là đầu tư cho những hạng mục cấp thiết mang lại lợi ích tổng thể, chẳng hạn như ứng dụng công nghệ phát triển hạ tầng số.
Công nghệ thông tin vốn chính là trái tim của doanh nghiệp, thì nay dưới cú hích mang tên Covid-19, vai trò của công nghệ thông tin, công nghệ số càng trở nên trọng yếu hơn bao giờ hết. Theo chia sẻ của bà Hà Thị Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Deloitte Việt Nam tại cuộc gặp gỡ và trao đổi của các thành viên CLB Doanh nhân Sao Đỏ mới đây, “số hóa đã không còn là xu thế, mà là lựa chọn, một lựa chọn bắt buộc”.
2. Tối ưu vận hành doanh nghiệp như thế nào để giúp doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi và thích nghi?
Các doanh nghiệp nên nhanh chóng chuyển đổi theo định hướng ứng dụng các giải pháp số hóa toàn diện cả “từ dưới lên” – đòi hỏi tốc độ cũng như đổi mới sáng tạo như startup và “từ trên xuống” - đòi hỏi thời gian, tính hệ thống cũng như đầu tư lớn: bao gồm cả số hóa hạ tầng công nghệ thông tin, tối ưu hóa vận hành cho đến gia tăng trải nghiệm khách hàng, tăng trải nghiệm nhân viên.
Với việc đầu tư đồng bộ, vững chắc cho công nghệ, doanh nghiệp có thể nhanh chóng tăng tốc việc tái cấu trúc, tối ưu được năng suất, giảm chi phí, thời gian. Đây cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp chiếm tiên cơ phục hồi, bứt phá sau dịch, và chuẩn bị sẵn sàng ngay cả khi cơn sóng mới của khủng hoảng xảy ra.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành, từ đó cắt giảm đến 60% chi phí, tiết kiệm 30-70%, thậm chí tiết kiệm lên tới 90% thời gian ở một số quy trình so với trước khi số hoá.
3. Làm sao để tối ưu năng suất lao động trong trạng thái bình thường mới?
Trong mùa dịch nhiều doanh nghiệp đã buộc phải tính đến việc cắt giảm nhân sự để tối ưu chi phí, trong khi đó, các yêu cầu, cuộc gọi chăm sóc khách hàng lại gia tăng đột biến. Các giải pháp tự động hóa như Trợ lý ảo Tổng đài chăm sóc khách hàng, Chatbot trả lời thắc mắc, tự động nghe/gọi/tư vấn cho khách hàng 24/7 ứng dụng công nghệ AI thay thế con người thực hiện những tác vụ lặp lại, áp lực cao.
Nhờ đó, nhân sự của doanh nghiệp có thể tập trung vào các công việc mang lại giá trị cao hơn, nâng cao tới 80% năng suất lao động cho doanh nghiệp.
Tiêu biểu như tại một doanh nghiệp Top 3 cho vay tiêu dùng tại Việt Nam, ngay trong thời kì cao điểm giãn cách xã hội, giải pháp Trợ lý Ảo tổng đài FPT.AI đã thực hiện 300.000 cuộc gọi/tháng, giúp nâng cao 40% hiệu suất thực hiện cuộc gọi với số lượng nhân sự chỉ còn 1/3 so với bình thường.
Việc này đặt ra một sự chuyển đổi trong tổ chức lực lượng lao động trong thời gian sau dịch bệnh khi lực lượng lao động là con người với những kỹ năng mới như làm việc/cộng tác từ xa và lực lượng lao động công nghệ có thể được tổ chức trong mô hình vận hành mới, mô hình kinh doanh mới.
4. Những sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới nào sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội để đột phá trong bình thường mới?
Hoạt động tiếp thị và bán hàng trở nên hoàn toàn khác biệt khi thị trường xuất hiện các giải pháp hội nghị trực tuyến, hội chợ trực tuyến, phòng triển lãm ảo, hội chợ ảo tích hợp công nghệ AI/AR/VR, truyền thông hợp nhất (unified communication). Đây là những giải pháp giúp doanh nghiệp không chỉ kết nối được điểm đứt gãy trong gặp gỡ, xúc tiến bán hàng, mà còn tạo độ tin cậy cho người tiêu dùng.
Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể phát triển hệ thống thương mại điện tử toàn diện từ bước khởi tạo showroom 3D để khách hàng lựa chọn, đến bước đặt hàng online, giao hàng và dịch vụ hậu mãi tận nhà.
Một số giải pháp khác như ký hợp đồng điện tử sẽ giúp doanh nghiệp giảm tới 70% thời gian và chi phí cho hoạt động ký kết hợp đồng; số hóa giao nhận việc và tự động hóa các tác vụ lặp có thể làm tăng đến 60% năng suất lao động cho doanh nghiệp…
5. Doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế của các đối tác, hệ sinh thái (hiệp hội, tổ chức…) để đạt được mục tiêu như thế nào?
Đặt trong bối cảnh chung, doanh nghiệp nào cũng phải đối diện với thách thức. Việc hiệp lực, tận dụng lợi thế chéo sẽ giúp tạo ra sức mạnh mới, nguồn khách hàng mới, thậm chí mô hình kinh doanh mới, từ đó hình thành nên các liên minh được kết nối bằng công nghệ số và vận hành dựa trên dữ liệu thời gian thực có tiềm năng thay thế dần các mô hình, liên kết cũ đã không còn phù hợp, nhất là bị Covid-19 làm cho đứt gãy với các điểm yếu khó có thể sống sót trong những làn sóng khủng hoảng mới.
Riêng với FPT, chúng tôi đã sớm chuyển đổi số sâu rộng toàn tập đoàn, xây dựng một nền tảng tốt và thực tế đã ứng phó được với Covid-19 nhờ việc “đi trước một bước” này. Do đó, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và đồng hành với các doanh nghiệp Việt Nam, cùng sinh tồn và phát triển.
Ngoài ra, với bộ sản phẩm dịch vụ chuyển đổi số sẵn có của FPT, doanh nghiệp không mất chi phí đầu tư ban đầu vì các sản phẩm đều được cung cấp theo hướng dịch vụ tức là “dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu” và thu phí theo tháng hoặc theo năm. Thời gian triển khai chỉ mất 2-3 tuần, giúp doanh nghiệp đảm bảo kinh doanh liên tục mọi lúc mọi nơi, phục hồi, bứt phá trong thời kỳ bình thường mới.
6. Văn hóa doanh nghiệp bối cảnh bình thường mới sẽ phải thay đổi ra sao?
Trong thời gian đại dịch, theo đó là khủng hoảng kinh tế nguồn chi phí buộc phải thu hẹp trong khi áp lực phục hồi đòi hỏi mỗi nhân viên phải nỗ lực gấp nhiều lần so với trước đây và chấp nhận mức thu nhập thấp hơn. Giãn cách xã hội, làm việc từ xa, linh hoạt trong thời gian làm việc cũng sẽ dẫn đến những thay đổi trong văn hóa doanh nghiệp.
Mỗi nhà lãnh đạo hãy là một chỉ huy, bám sát thực tế, ra quyết định nhanh chóng, động viên tinh thần cán bộ nhân viên kịp thời để vừa giữ được năng suất lao động cũng như tăng cường sự gắn kết với nhân viên. Ngoài những giá trị cốt lõi truyền thống, một số giá trị mới, văn hóa mới sẽ được nuôi dưỡng, hình thành và đúc kết để bổ sung vào văn hóa doanh nghiệp mới trong thời kỳ bình thường mới ví dụ như văn hóa sử dụng công nghệ số trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp.