Sẽ thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp

Diendandoanhnghiep.vn Dự kiến, giai đoạn thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp sẽ kéo dài 2 năm từ 2021-2023 với tổng công suất không vượt quá 1.000 MW. Sau đó, cơ chế này sẽ được đánh giá để hoàn thiện.

 

fd

Hình thức DPPA nếu được áp dụng sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo lẫn doanh nghiệp sử dụng điện có thêm lựa chọn đơn vị cấp điện.

Theo kế hoạch, quý III năm nay, Bộ Công Thương sẽ phê duyệt thông tư quy định thực hiện thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA). Việc mua bán điện sẽ được tiến hành giữa các doanh nghiệp sản xuất có lượng tiêu thụ lớn với các dự án năng lượng tái tạo trên cả nước. Đây là cơ chế lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, với việc có thêm nhiều đầu mối bán điện sẽ tạo sự cạnh tranh trên thị trường hiện nay.

Theo dự thảo thí điểm mua bán điện trực tiếp mới nhất của Bộ Công Thương, bên mua sẽ là các khách hàng sử dụng điện công nghiệp từ cấp điện áp 22 kV trở lên, sản lượng điện hợp đồng mua trong 3 năm đầu thí điểm từ 80% trở lên. Bán là đơn vị có dự án điện gió, điện mặt trời nằm trong quy hoạch và công suất trên 30 MW. Các dự án này phải cam kết vận hành thương mại, tham gia vào thị trường điện trong vòng 9 tháng từ khi được công bố lựa chọn thí điểm của cơ quan có thẩm quyền.

"Cơ chế này cho phép khách hàng sử dụng điện đàm phán trực tiếp với đơn vị phát điện năng lượng tái tạo bằng hợp phái sinh dạng chênh lệch, cam kết về sản lượng và giá do hai bên tự thỏa thuận. Các nhà máy phát điện năng lượng tái tạo sẽ bán điện vào thị trường theo giá thị trường điện giao ngay", ông Phạm Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương, cho biết.

Hiện nay, việc thí điểm mua bán điện trực tiếp theo cơ chế DPPA là bước chuẩn bị cho việc vận hành của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh theo lộ trình được duyệt và góp phần thúc đẩy phát triển bền vững các nguồn điện năng lượng tái tạo. Qua đó, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ các tổ chức quốc tế có tham gia các cam kết về môi trường, chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Việt Nam.

dfs

Trên thực tế, Việt Nam vẫn còn thiếu rất nhiều điểm để có thể hoàn thiện cơ chế này đơn cử như hệ thống truyền tải từ nguồn phát đến các hộ tiêu thụ điện.

Mới đây, Công ty Samsung Việt Nam đã có đề xuất được tham gia thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp từ các dự án năng lượng tái tạo. Theo đại diện lãnh đạo Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam, ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới, họ đã thực hiện mua bán điện trực tiếp nhưng tại Việt Nam, đây vẫn là cơ chế hoàn toàn mới. Việc thí điểm thực hiện là bước chuẩn bị, để từ đó rút ra kinh nghiệm thực hiện tốt hơn khi bước vào giai đoạn chính thức của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Trao đổi với báo giới, ông Diệp Bảo Cánh, Chủ tịch Công ty cổ phần Năng lượng Mặt trời đỏ - là doanh nghiệp chuyên sản xuất, thi công lắp đặt các dự án điện mặt trời cho rằng DPPA được kỳ vọng sẽ mang lại lợi cho các bên tham gia, bao gồm khách hàng, nhà đầu tư phát triển điện và nền kinh tế. Tuy nhiên, ông Diệp Bảo Cánh cho rằng, trên thực tế, Việt Nam vẫn còn thiếu rất nhiều điểm để có thể hoàn thiện cơ chế này. Đơn cử như hạ tầng thực hiện, việc ký kết dựa trên mức giá nào, giao dịch ra sao, tiếp đến là hệ thống truyền tải từ nguồn phát đến các hộ tiêu thụ điện... Đó là chưa đề cập đến các vấn đề pháp lý xung quanh vấn đề này. Về thí điểm đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, ông hoàn toàn ủng hộ, nhưng các bộ, ngành cần đưa các quy định, hướng dẫn chi tiết hơn, để từ đó mới có những điều chỉnh. 

GS Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam đánh giá hình thức này nếu được áp dụng sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất năng lượng tái tạo lẫn doanh nghiệp sử dụng điện có thêm lựa chọn đơn vị cấp điện cho mình. Ngoài ra, đây cũng có thể là một lối thoát cho các nhà sản xuất năng lượng tái tạo trong bối cảnh bùng nổ các dự án đầu tư vào năng lượng tái tạo trong thời gian qua dẫn đến sản lượng dư thừa, nhiều dự án buộc phải cắt bớt công suất, ảnh hưởng đến nguồn thu và kế hoạch tài chính của các nhà đầu tư năng lượng tái tạo.

"Tuy nhiên, điều quan trọng là các bên phải ngồi lại với nhau, bên thứ 3 làm nhiệm vụ truyền tải phải có cam kết rõ ràng về khả năng truyền tải để bảo đảm đủ sản lượng điện từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ theo đúng hợp đồng" - GS Trần Đình Long lưu ý thêm.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sẽ thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713945780 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713945780 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10