Siết chặt chi tiêu giảm bội chi ngân sách

Thành An 01/07/2019 11:00

Cân đối thu thường xuyên, tích lũy cho đầu tư phát triển, vay nợ công chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển, siết chặt chi tiêu.. được xem là các giải pháp giảm bội chi ngân sách.

MMm

Mục tiêu giảm mức bội chi NSNN giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 không quá 3,9% GDP, đến năm 2020 không quá 3,5% GDP

Bội chi cao

Nền kinh tế nước ta vẫn đang ở trình độ đang phát triển, hàng năm, nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng là rất lớn. Trong khi đó, mặc dù quy mô thu NSNN hàng năm đạt 24% - 25% GDP, nhưng nguồn ngân sách vẫn không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu, NSNN phải bội chi cao.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2019 ước tính đạt 612,5 nghìn tỷ đồng, bằng 37,5% dự toán năm. Trong đó chi thường xuyên đạt 441,1 nghìn tỷ đồng, bằng 44,1%; chi đầu tư phát triển 112,1 nghìn tỷ đồng, bằng 26,1%; chi trả nợ lãi 55,9 nghìn tỷ đồng, bằng 44,7%.

Để đảm bảo việc sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả, Luật NSNN đã quy định nguyên tắc: cân đối thu thường xuyên phải đảm bảo chi thường xuyên và có tích lũy cho đầu tư phát triển; bội chi, vay nợ công chỉ sử dụng cho chi đầu tư phát triển. 

Thực hiện Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia 2016 -2020, với mục tiêu giảm mức bội chi NSNN giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 không quá 3,9% GDP, đến năm 2020 không quá 3,5% GDP, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ, trình Quốc hội các biện pháp quản lý chặt chẽ NSNN, cắt giảm các khoản chi không cần thiết; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng NSNN, tình trạng nợ công, đồng thời tăng cường quản lý thu, thanh tra, kiểm tra, chống chuyển giá, trốn thuế... 

Giải quyết vấn đề nợ đọng thuế

Nợ đọng thuế đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng theo các tháng năm 2019, cũng đồng nghĩa với áp lực hoàn thành nghĩa vụ thu thuế, đảm bảo cân đối thu chi mà Quốc hội giao đang đè nặng lên ngành tài chính.

Có thể bạn quan tâm

  • Siết chặt chi tiêu giảm bội chi ngân sách

    Siết chặt chi tiêu giảm bội chi ngân sách

    11:00, 01/07/2019

  • Chi ngân sách: Không thể nói

    Chi ngân sách: Không thể nói "khoảng", "sẽ" mà phải cụ thể

    13:00, 03/06/2019

  • Quốc hội quyết bội chi ngân sách Nhà nước năm 2016 hơn 248 nghìn tỷ

    Quốc hội quyết bội chi ngân sách Nhà nước năm 2016 hơn 248 nghìn tỷ

    08:36, 12/06/2018

  • Thu chi ngân sách tháng 1 diễn biến ra sao?

    Thu chi ngân sách tháng 1 diễn biến ra sao?

    05:10, 14/02/2018

  • 2018: Bộ Tài chính dự toán bội chi ngân sách Nhà nước bằng 3,7% GDP

    2018: Bộ Tài chính dự toán bội chi ngân sách Nhà nước bằng 3,7% GDP

    10:53, 08/01/2018

Năm 2019, Quốc hội thông qua dự toán ngân sách nhà nước với tổng số thu là hơn 1,4 triệu tỷ đồng, tổng số chi là trên 1,63 triệu tỷ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 222.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% tổng sản phẩm trong nước (GDP).

Tính đến ngày 31/5/2019, toàn ngành có hơn 6800 tỷ đồng nợ thuế quá hạn, ông Phi Vân Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế lý giải rằng, ngoài nguyên nhân do ý thức chấp hành pháp luật thuế của một bộ phận người nộp thuế chưa cao, chưa nộp đúng, đủ, kịp thời số phát sinh phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng: vấn đề thu thuế cho ngân sách cần phải đảm bảo tính minh bạch và công bằng.

“Cùng với đó, là phải cơ cấu lại ngân sách nhà nước, giảm chi thường xuyên. Mặc dù hiện nay chi thường xuyên đã giảm so với trước nhưng vẫn còn ở mức cao và cần phải giảm thiểu. Song song, với giảm chi thường xuyên thì phải tăng thêm đầu tư phát triển", ông Cấn Văn Lực nhận định.

Siết chặt chi tiêu để giảm bội chi

Bộ Tài chính đã triển khai đồng bộ các giải pháp triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Ở khâu dự toán, chi thường xuyên một số lĩnh vực được khống chế ở mức bằng hoặc thấp hơn năm trước. Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu các bộ, ngành tự làm lương. Ngoài ra, cần chủ động sắp xếp, điều chuyển xe công giữa các đơn vị, hạn chế đến mức thấp nhất kinh phí mua xe công.

Từ năm 2017, đã đưa tối đa các khoản chi thường xuyên chung của các bộ, cơ quan trung ương vào định mức nhằm phân bổ ngân sách công bằng hơn, hạn chế xin - cho. Thực hiện giảm một phần kinh hỗ trợ các lĩnh vực giáo dục, y tế theo lộ trình kết cấu chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công. 

Lũy kế từ năm 2017 - 2019, đã cắt giảm gần 3.500 tỷ đồng chi thường xuyên NSNN trên cơ sở thực hiện lộ trình tăng giá, phí lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực y tế. Riêng năm 2019, triển khai các Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6, Bộ Tài chính đã tham mưu các cấp thẩm quyền đề nghị các bộ, ngành, địa phương dành ra trên 10.000 tỷ đồng chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, cơ cấu lại chi ngân sách... 

Trong điều hành, Bộ Tài chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triệt để tiết kiệm kinh phí, giảm tối đa hội nghị, hội thảo, khánh tiết, khởi công, khánh thành công trình, đoàn ra, đoàn vào; không ban hành chính sách chi khi không có nguồn lực đảm bảo; hạn chế tối đa bổ sung dự toán, kiểm soát chặt chẽ việc chuyển nguồn NSNN hàng năm theo đúng quy định của Luật NSNN.

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Tuấn Anh cho biết: nhằm đảm bảo bền vững tài khoá, Quốc hội đã có Nghị quyết yêu cầu giảm thâm hụt ngân sách và đưa mức bội chi ngân sách cho cả giai đoạn 2016-2020 không quá 3,9% GDP, phấn đấu năm 2020 không quá 3,5% GDP.

Để đạt được mục tiêu này, cần có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để tăng cường huy động thu, tái cơ cấu chi tiêu, sử dụng hiệu quả các tài sản hiện có, quản lý nợ công và giám sát rủi ro một cách chủ động hơn, cả ở Trung ương và địa phương”, Thứ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Ông Trần Hoàng Ngân - Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM  cho rằng: tình hình thực hiện đồng bộ các giải pháp, bội chi NSNN đã giảm so với dự toán. Khi những giai đoạn trước, bội chi thường ở mức cao, thì đến năm 2017 đã giảm xuống 2,74% GDP. Báo cáo của Chính phủ mới đây cũng đã khẳng định, sẽ tiếp tục phấn đấu giảm dần trong các năm tiếp theo, thấp hơn mục tiêu Quốc hội đề ra.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Siết chặt chi tiêu giảm bội chi ngân sách
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO