Siết chặt quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết

Diendandoanhnghiep.vn Nghị định 132/2020/NĐ-CP đảm bảo đủ cơ sở pháp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế, không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Theo ông Đặng Ngọc Minh, Nghị định 132/2020 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết vừa được Chính phủ ban hành thể hiện rõ sự bình đẳng.
 Ngành thuế đã thanh, kiểm tra được 263 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết; truy thu, truy hoàn và phạt 525,08 tỷ đồng.

Ngành thuế đã thanh, kiểm tra được 263 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết; truy thu, truy hoàn và phạt 525,08 tỷ đồng.

Chống chuyển giá

Cụ thể, tại Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị có nêu: “Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện, bổ sung các quy định chặt chẽ trong pháp luật về thuế... để kiểm soát, quản lý, ngăn chặn chuyển giá”. Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật, trong đó có Luật Quản lý thuế 2019, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp sửa đổi; Tiếp cận với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế trong việc quản lý thuế đối với giao dịch liên kết, trong đó có cam kết của Việt Nam khi tham gia diễn đàn BEPS của OECD và phù hợp điều kiện bối cảnh của Việt Nam.

Đề cập đến nội dung của Nghị định 132, lãnh đạo Tổng cục Thuế cho biết, có nhiều nội dung của Nghị định 132 kế thừa quy định tại Nghị định số 68/2020, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20/2017. Cụ thể, nghị định đã nâng mức khống chế trần chi phí lãi vay từ 20% lên 30%; cho phép khống chế chi phí lãi vay sau khi đã trừ lãi tiền gửi, tiền vay và mở rộng đối tượng được miễn áp dụng quy định khống chế. Quy định về khống chế lãi vay được trừ theo Nghị định 68 đã cơ bản khắc phục những nhược điểm của Nghị định 20.

Quy định hồi tố năm 2017, 2018 đối với nội dung nâng ngưỡng khống chế chi phí lãi vay từ 20% lên 30% đồng thời cho bù trừ với lãi tiền gửi, tiền cho vay dự kiến số thuế phải hoàn hoặc khấu trừ khoảng 4.785 tỷ đồng.

Tiệm cận quy tắc quốc tế quản lí giao dịch liên kết

Ông Đặng Ngọc Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, hiện Việt Nam đã ký trên 80 hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các nước. Tại Điều 24 của Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần quy định không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước. Bên cạnh đó, theo cam kết WTO có nguyên tắc cấm phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế trong nước về thuế. Nguyên tắc đối xử công bằng được dẫn chiếu tại Điều 17 Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATT), Điều 3 của Hiệp định GATT về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, chính sách pháp luật được xây dựng nói chung và quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết nói riêng đều phải đảm bảo bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước.

Được biết, từ đầu năm đến nay, ngành thuế đã tiến hành thanh, kiểm tra được 263 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết; truy thu, truy hoàn và phạt 525,08 tỷ đồng; giảm lỗ 9.042,61 tỷ đồng; giảm khấu trừ 4,74 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 4.190,71 tỷ đồng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Siết chặt quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713498402 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713498402 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10