Không chỉ giúp sinh giải quyết những mơ hồ về ngành học đang được đào tạo, các buổi học thực tế tại doanh nghiệp còn giúp sinh viên kinh tế lấp đầy “lỗ hổng” về kỹ năng…
Nắm bắt được tâm lý của các đơn vị tuyển dụng, Trường Đại học Công nghệ Đông Á xây dựng chương trình học Thực hành ứng dụng “Active learning” với các buổi học thực tế tại doanh nghiệp. Giải pháp này không chỉ giúp sinh viên giải quyết được vấn đề mơ hồ về ngành học đang được đào tạo mà còn giúp, sinh viên có cơ hội được thực hành, lấp đầy các “lỗ hổng” về kỹ năng, tăng kinh nghiệm làm việc, có thêm thu nhập.
Học một đằng làm một nẻo, thiếu đam mê và niềm yêu thích với công việc - thực trạng không mới nhưng luôn là vấn đề nhức nhối gây lãng phí ngân sách về tiền bạc và cả thời gian. Nguyên nhân là do sinh viên không được định hướng nghề nghiệp rõ ràng ngay từ sớm, không thực sự hiểu về ngành mình đang theo đuổi và các công việc trong tương lai để có kế hoạch phấn đấu cho bản thân. Tại Trường Đại học Công nghệ Đông Á có mô hình đào tạo khác biệt, sinh viên năm nhất đã được thiết kế các buổi học kiến tập tại doanh nghiệp.
“Mặc dù bọn em là sinh viên năm nhất, chưa có nhiều kiến thức về chuyên ngành. Tuy nhiên, qua các buổi học thực tế tại doanh nghiệp như này, em được thầy cô định hướng cho mình về nghề nghiệp. Nghĩa là bọn em sẽ biết sau khi mình tốt nghiệp có thể đảm nhận vị trí công việc gì để xác định lộ trình học tập của bản thân cho phù hợp.” - Ngọc Lan sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đông Á chia sẻ.
Khối ngành kinh tế rất lớn, công việc cũng vô cùng đa dạng. Nếu không có cái nhìn tổng quan về ngành rất dễ “đi lạc” trong vô vàn công việc trong ngành. Như vậy, sau những buổi học thực tế sinh viên đã cơ bản hình dung được những vị trí công việc mình có thể đảm nhận trong doanh nghiệp.
Không còn phải chờ đến năm cuối mới được đi thực tập, sinh viên Kinh tế Trường Đại học Công nghệ Đông Á thích thú khi được học tới đâu “hành” luôn đến đó. Các kiến thức được giảng dạy trên trường được làm rõ hơn trong các buổi học thực tế tại doanh nghiệp, các bạn được trực tiếp áp dụng kiến thức đã học vào các công việc thực tế dưới sự hỗ trợ từ “mentor” dày dặn kinh nghiệm.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện nay chương trình đào tạo tại nhiều trường đại học được thiết kế nặng lý thuyết, trong đó nhiều kiến thức không được sử dụng, vận hành tại doanh nghiệp. Rất nhiều những bài báo, nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên ra trường không xin được việc làm vì thiếu kỹ năng. Nhưng bản thân các bạn đôi khi lại không biết mình đang thiếu kỹ năng gì và làm sao để cải thiện các kỹ năng đó bây giờ? Khác với sinh viên khối ngành Kỹ thuật nắm chắc các bước thực hành được giảng dạy là đã có cơ hội rộng mở mang bằng đi xin việc ở các doanh nghiệp, sinh viên Kinh tế lại phải vừa giỏi lý thuyết, vừa giỏi kỹ năng để “chinh chiến” trên “thương trường”.
Có thể bạn quan tâm