Số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn

Trang-Thanh 24/07/2018 11:17

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết kết quản kiểm tra chuyên ngành như thời gian qua chưa như mong đợi, số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn.

Có thể bạn quan tâm

  • Chi phí logistics tăng cao vì... 14.300 tỷ đồng kiểm tra chuyên ngành

    08:44, 21/03/2018

  • Chấn chỉnh kiểm tra chuyên ngành

    05:49, 01/03/2018

  • Tháo "nút thắt" kiểm tra chuyên ngành

    02:13, 27/01/2018

  • Kiểm tra chuyên ngành ám ảnh doanh nghiệp

    06:31, 10/01/2018

  • Bộ GTVT chưa đáp ứng kiểm tra chuyên ngành

    16:25, 25/12/2017

Tại Hội nghị trực tuyến về "Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại”  Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2017, số tờ khai (lô hàng hóa) nhập khẩu thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành so với tổng số lô hàng nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu chiếm 19,4%).

“Văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý và kiểm tra chuyên ngành nhiều, phạm vi quản lý và kiểm tra rộng, nhiều mặt hàng chưa có mã số HS, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra; còn quy định chồng chéo một hàng hóa phải thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục, chịu nhiều hình thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành do cùng một Bộ hoặc nhiều Bộ quy định. Việc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu còn chậm”, ông Dũng nói.

Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết kết quản kiểm tra chuyên ngành như thời gian qua chưa như mong đợi, số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết kết quản kiểm tra chuyên ngành như thời gian qua chưa như mong đợi, số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn.

Lý giải về nguyên nhân của tình trạng này, ông Dũng cho biết, vấn đề kiểm tra chuyên ngành thực hiện chủ yếu bằng phương thức thủ công, chưa áp dụng rộng rãi phương pháp quản lý rủi ro; Chưa áp dụng việc công nhận kết quả kiểm tra; Chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận xử lý hồ sơ, trao đổi dữ liệu về kiểm tra chuyên ngành; Chưa xây dựng cơ sở dữ liệu phân tích thông tin, đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa.

Hội nghị trực tuyến về

Hội nghị trực tuyến về "Thúc đẩy cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại”.

Thêm vào đó, nguồn lực hiện nhiệm vụ kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu còn thiếu và còn yếu; chưa đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành.

“Một số Bộ đã ban hành văn bản bãi bỏ danh mục hoặc chuyển thời điểm kiểm tra mặt hàng thuộc quản lý từ giai đoạn kiểm tra trước thông quan sang giai đoạn sau thông quan song vẫn quy định doanh nghiệp phải nộp chứng từ cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa”, ông Dũng nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành còn chiếm tỷ trọng lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO