Sớm đưa chính sách vào cuộc sống

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp mong muốn nhận được gói hỗ trợ với lãi suất dao động từ 4 - 5%, đồng thời có thể tiếp cận giải ngân, vay vốn ODA qua đó đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc công nghệ...

>> Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2022

Nguyễn Thanh Hải - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần EMIN Việt Nam:

Năm ngoái, nhiều chuyên gia kinh tế đã kỳ vọng 2022 sẽ là năm kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Các doanh nghiệp sẽ trở lại hoạt động sau dịch COVID-19. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, lạm phát đã tăng lên trong khi tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới ngừng trệ, gây nên "lạm phát đình trệ". 

Đây là điều rất đáng ngại bởi khó có thể ngăn chặn một khi tình trạng này xảy ra. Đồng thời, gây tác động nghiêm trọng và lâu dài đối với doanh nghiệp, tầng lớp trung lưu và các hộ gia đình có mức lương thấp.

Báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho thấy, hiện Việt Nam mới có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sản xuất cho các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Việc thiếu vắng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (CNHT) cung ứng nguyên liệu cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam khiến tỷ lệ nội địa hóa rất thấp.

Việc phụ thuộc lớn vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu đã làm cho giá trị gia tăng tạo ra trong nước của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thấp hơn so với các quốc gia trong khu vực. Theo đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ đóng góp khoảng 16% GDP so với mức 26% của Thái Lan, 36% của Trung Quốc. 

Cơ quan quản lý đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển CNHT nhưng doanh nghiệp khó tiếp cận. Hiện hầu hết nguyên liệu CNHT phải nhập khẩu, doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất 7,5 - 8,5%/năm, trong khi nhiều nước trên thế giới chỉ 1%, cao lắm khoảng 4-5%/năm. 

Việc doanh nghiệp vay vốn lãi suất cao dẫn đến giá thành sản xuất cao hơn ít nhất 20% so với giá hàng ngoại nhập nên khó kết nối tiêu thụ sản phẩm để trở thành nhà cung cấp cho tập đoàn đa quốc gia. Doanh nghiệp đang phải đối mặt với chi phí mặt bằng sản xuất cao, thiếu các công đoạn gia công để có cụm linh kiện hoàn chỉnh.

Để giúp doanh nghiệp ngành nâng cao được năng lực cạnh tranh, tôi cho rằng Nhà nước cần tăng cường đẩy mạnh thực hiện giảm chi phí kinh doanh, trước hết là chi phí bất hợp lý phát sinh từ quản lý Nhà nước. Đồng thời có cơ chế hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp FDI qua đó tăng hàm lượng nội địa hóa.

Doanh nghiệp mong muốn nhận được gói hỗ trợ với lãi suất dao động từ 4 - 5%, đồng thời có thể tiếp cận giải ngân, vay vốn ODA qua đó đầu tư mua sắm thiết bị, máy móc công nghệ nước ngoài về sản xuất sản phẩm linh kiện thuộc ngành CNHT công nghệ cao.

Các bộ, ngành tạo thuận lợi đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ, liên kết giữa doanh nghiệp CNHT Việt Nam nói chung, công nghiệp chế tạo nói riêng với công ty nước ngoài...

Công nghiệp hỗ trợ chính là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị. Nước nào có công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển mới có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu và chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, gia tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sớm đưa chính sách vào cuộc sống tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713570690 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713570690 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10