Sử dụng nhân tài: Hãy học Singapore!

Diendandoanhnghiep.vn Chế độ Singapore thực hành là chế độ trọng nhân tài. Chức vụ lãnh đạo, quản lý càng cao càng cần phải có người tài đảm nhiệm.

 tcnn.vn Nhân tài cần được sử dụng và khai thác hợp lý.

Nhân tài cần được sử dụng và khai thác hợp lý.

“Việc tuyển dụng trong cơ quan nhà nước có nhiều bất cập. Thủ tục tuyển dụng, thu hút nhân tài rườm rà. Nhất là môi trường làm việc không hấp dẫn đối với những người trẻ có năng lực, có thành tích xuất sắc”. - Đó là một trong những chia sẻ rất thực tế của TS Lê Văn Hùng - Viện Kinh tế Việt Nam tại Diễn đàn “Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước”, do Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vừa qua.

Thực tiễn có nhiều bất cập và nó đã được nhiều chuyên gia chỉ rõ tại Diễn đàn và chúng ta không thể phủ nhận hoặc bàn cãi, như: Cơ chế chính sách đãi ngộ dành cho đội ngũ trí thức còn dàn trải, chưa đúng trọng tâm, trọng điểm. Mức lương, phụ cấp thấp, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống hiện tại. Cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ và thu hút nhân tài ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập.

Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ trí thức còn thiếu, chưa đồng bộ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Các hạn chế đó khiến những đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước còn khiêm tốn.

Bằng chứng là, theo kết quả điều tra của Viện Dư luận xã hội năm 2018 (chưa có con số mới) thì có tới 57% ý kiến cho rằng chưa thực hiện tốt chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức trong và ngoài nước tham gia giải quyết các vấn đề của đất nước.

Có thể nói, trước đây, nền kinh tế Việt Nam yếu kém, mong manh, dễ tổn thương nên chúng ta đặt ra mục tiêu là giữ vững ổn định. Nhưng giờ đây chúng ta ổn định, chính trị ổn định, xã hội đã ổn định, chúng ta cần tập trung sang phát triển nhanh để duy trì ổn định.

Theo đó, cần xác định đâu là động lực để phát triển nhanh và bền vững. Và 2 yếu tố là khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo và con người. Nếu không tập trung 2 yếu tố này, chúng ta sẽ khó phát triển trong thời đại 4.0.

Nói cách khác, chúng ta phải làm, phải tìm mọi cách để khơi thông nguồn lực tri thức, chất xám để đội ngũ/bộ phận này phát huy được hết khả năng, tâm huyết của mình trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.

Điều mà những nhà hoạch định chính sách, những người đứng đầu cần làm là lắng nghe những chia sẻ, đóng góp tâm huyết đó để chấn chỉnh tình trạng “trên trải thảm, dưới rải đinh”, vùi dập nhân tài, tri thức, hạn chế được tư tưởng “5c4ệ” trong các cơ quan hành chính công quyền.

Để thu hút, trọng dụng nhân tài, phải tập hợp nhiều giải pháp chứ không chỉ mỗi đãi ngộ và muốn trọng dụng thì người đứng đầu phải là minh chủ, biết sử dụng người. Người đứng đầu không khách quan, không dẫn dắt được nhân tài mà đưa những người kém cỏi lên quản lý nhân tài thì không phát huy sự tự do sáng tạo của nhân tài, rồi kèn cựa, nịnh nọt… làm thui chột nhân tài.

Trong cuốn sách “Tầm nhìn thay đổi quốc gia”, tác giả viết một điều rất hay rằng: Mỗi buổi sáng thức dậy, con linh dương luôn nghĩ nó phải chạy nhanh nhất, nhanh hơn con sư tử vì nếu không, nó sẽ bị ăn thịt. Con sư tử cũng nghĩ phải chạy nhanh nhất, nhanh hơn con linh dương vì nếu không, nó sẽ chết đói. Điều đó thể hiện tư duy luôn tiên phong đi đầu, luôn là số một.

Và khi Việt Nam muốn “chạy nhảy” để kịp với thời đại, thì chúng ta đừng nhìn đâu xa xôi, mà hãy học Singapore về bài học sử dụng nhân tài, tri thức. Tại Quốc đảo này, họ biết cách thu hút và sử dụng nhân tài không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, không phân biệt màu da, dân tộc. Họ đã thành công trong việc thu hút được rất nhiều nhân tài từ nước ngoài đến lập nghiệp, một số trở thành các Bộ trưởng xuất sắc.

Ông Lý Quang Diệu, người giữ chức Thủ tướng “quốc đảo sư tử” suốt 38 năm đã nhận xét về chế độ quản lý của nước ông: “Chế độ Singapore thực hành là chế độ trọng nhân tài”. Theo ông, chức vụ lãnh đạo, quản lý càng cao càng cần phải có người tài đảm nhiệm. Ông rút ra một lý luận gần như định luật trong công tác cán bộ: “Khi một nhân vật có năng lực đảm nhiệm một trọng trách, họ sẽ tập hợp những người có năng lực khác thành một đội ngũ hợp tác chặt chẽ với nhau. Ngược lại, lãnh tụ xấu sẽ đuổi người tốt, không cho họ giữ những chức vụ quan trọng”.

Chúng ta vẫn hay nói với nhau là người Việt Nam có nhiều người tài, chẳng hạn, nhiều bạn trẻ được đào tạo bài bản, du học ở nước ngoài về, rồi người tài Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài, rồi giới tinh hoa… Đúng là như thế!

Tuy nhiên, bản chất của câu chuyện người tài ở Việt Nam là nền tảng và cơ chế. Nói đến người tài phải có cạnh tranh. Muốn có cạnh tranh phải có tiêu chuẩn. Bởi vì, mọi sự phát triển hay tắc nghẽn, sự đấu tranh giữa lạc hậu, trì trệ và đột phá, sáng tạo luôn xoay quanh bộ óc của người tài. 

Bây giờ có những điểm loé sáng đó là, làn sóng các nhà khoa học, công nghệ, y tế đang trở về với Tập đoàn Vin hiện nay. Vì thế, hơn bất kỳ lúc nào, từ các doanh nghiệp Việt, cho đến cơ chế hành chính Nhà nước, sẽ phải có tầm, sẽ phải lớn mạnh để có không gian đủ rộng cho các nhân tài, tri thức phát triển, thoả trí.

Điều này cũng có nghĩa, chúng ta cần tài sản trí tuệ của người xuất chúng chứ không cần tuổi trẻ của họ. Thứ chúng ta cần là tri thức! Tri thức của các nhà khoa học, của nhân tài mới là thứ tài sản đóng góp cho đất nước một cách hiệu quả nhất. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sử dụng nhân tài: Hãy học Singapore! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713934606 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713934606 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10