Sứ mệnh của doanh nhân

Diendandoanhnghiep.vn Trong triết lý của nhà tư tưởng Nhật Bản Tempu Nakamura có một câu hỏi làm khắc khoải nhiều thế hệ doanh nhân tại xứ sở anh đào “Doanh nhân là gì?”.

Từ câu hỏi này đến vị thế kinh tế Nhật Bản hiện nay thật sự mật thiết với nhau.

Dĩ nhiên, người Nhật không đơn thuần muốn khung khổ hóa nghề nghiệp của lớp người gọi là doanh nhân, nhiều hơn thế, câu hỏi đậm đặc tính triết học trên đặt ra “bản thể luận” và “nhân sinh quan” đóng vai trò như “hướng đạo sinh” để kiến tạo tầng lớp mang trọng trách gánh vác nền kinh tế trở nên hùng mạnh, bền vững.

Mục đích kinh doanh là tiền hay thứ gì khác? Vậy tiền là gì? Những con số có ý nghĩa ra sao, kết quả của nhiều tiền sẽ đưa con người về đâu? Cuối cùng, sự bôn trải vất vã ấy để tìm kiếm của cải rồi dừng lại hay còn mục đích nào cao hơn?

Doanh gia nổi tiếng và yêu mến triết học Inamori Kazuo đã trả lời câu hỏi ấy như sau: “Thành công của kế hoạch nằm ở sự đồng tâm nhất chí, quật cường, bất khuất. Quyết tâm vì một mục tiêu duy nhất, suy nghĩ cho người khác. Tấm lòng cao cả, tâm hồn quật cường, tất cả hòa làm một”.

Thật bất ngờ! Tư tưởng Kazuo về doanh nhân không có chữ nào nói về tiền bạc và sự giàu có, mặc dù 2 thứ này - đối với những doanh nhân, dù tồn tại ở đâu, bất kỳ thời đại nào cũng sở hữu.

Ngày nay, nhiệm vụ gắn đạo đức vào kinh tế trở nên quan trọng, doanh nhân thực thụ không phải như “hổ đói sổng chuồng”, bằng mọi giá để có lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá, con đường ấy ắt dẫn tới diệt vong.
Làm sao để sự giàu có được xây dựng trong hài hòa lợi ích, đâu là lý lẽ tối ưu để điều hành doanh nghiệp. Khi coi nhân cách đó là trọng tâm của kinh doanh, doanh nhân có thể dung hòa quản lý công việc và quan niệm triết học.
Văn hóa kinh doanh, phong cách doanh nghiệp, bản sắc nhà điều hành,… thường có vài nấc thang theo thứ tự từ thấp đến cao. Đầu tiên là nội quy tự đặt ra, đến thói quen, tập tục, sau đó là văn hóa. Đẳng cấp cao nhất của những cấp độ đó là triết lý kinh doanh.

Như thế có nghĩa, cung đường vững chắc nhất để kiến tạo đội ngũ, phát triển doanh nghiệp chính là dựa vào triết học ở tầng nấc triết lý. Bởi triết học là kho công cụ bao gồm những nguyên tắc, nguyên lý để điều hòa các mối quan hệ xã hội, cung cấp lăng kính để nhìn nhận vấn đề và đưa ra phương pháp xử lý vấn đề.

Bất kỳ doanh nhân nào cũng từng động đến triết lý trong điều hành tổ chức, hoạch định tầm nhìn, có điều rất ít người chủ động như Inamori Kazuo, hầu hết điều đó diễn ra trong vô thức, tức là họ đã có tư duy triết học được tích lũy qua thương trường. Hãy xem, họ có thể nói cả ngày về cách bán hàng, đào tạo con người, sử dụng vốn,…tất cả đều có quy tắc.

Hãy nhìn nền kinh tế, sản phẩm Nhật Bản và đội ngũ doanh nhân của họ, rất có nền tảng, mọi thứ chỉnh chu, khúc chiết, tối giản những bền bỉ, sang trọng và được nể trọng. Trong đó có yếu tố triết học.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sứ mệnh của doanh nhân tại chuyên mục Chất lượng sống của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711669714 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711669714 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10