Sự quốc tế hóa trên thực tế của tranh chấp biển Đông

Diendandoanhnghiep.vn Biển Đông là khu vực hàng hải cực kỳ quan trọng, giàu hải sản và tài nguyên thiên nhiên, nơi vận chuyển khoảng 40% hàng hóa của thế giới.

Do giá trị chiến lược địa - chính trị của nó, Biển Đông đang trở thành một đấu trường trọng yếu của cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ. 

Trẻ em ở Trường Sa.

Trẻ em ở Trường Sa.

Ngày 14/7/2021, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền - phi pháp - của Bắc Kinh tại Biển Đông và khẳng định rõ Washington đứng về phía các nước Đông Nam Á chống lại các - đe dọa - của Trung Quốc. Ba tháng trước đó, ngày 24/4/2021, Liên minh châu Âu ra tuyên bố tố cáo Trung Quốc gây nguy hiểm cho hòa bình ở Biển Đông, đồng thời cũng nhắc lại vụ Philippines kiện Trung Quốc, trong đó phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye bác bỏ gần như tất cả các yêu sách của Trung Quốc.

Đây chỉ là hai ví dụ trong nhiều ví dụ mới đây cho thấy sự can dự ngày càng nhiều của các cường quốc thế giới vào khu vực.

Tranh chấp Biển Đông liên quan đến Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và cả lãnh thổ Đài Loan. Vì các nguyên tắc của UNCLOS đều chống lại lập trường của Trung Quốc, nước này chỉ dựa vào các chuyến đi của ông đô đốc Trịnh Hòa vào thế kỷ 15 để khăng khăng đòi “các quyền lịch sử”. Tự vẽ ra cái gọi là “Đường 9 đoạn”, Trung Quốc tuyên bố toàn bộ vùng nước bên trong, tức hơn 80% Biển Đông, là lãnh thổ của mình, điều bị Tòa Trọng tài 2016 bác bỏ.

Cần phải nhắc lại, năm 1974 Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để chiếm phần lớn các thực thể của quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Nam Việt Nam. Năm 1988, cũng bằng vũ lực, Trung Quốc chiếm một số thực thể của Trường Sa. Trên các thực thể đó họ xây dựng các đảo nhân tạo, tất cả đều được quân sự hóa.

Để củng cố chủ quyền giả tưởng của mình, Trung Quốc áp dụng rất nhiều hoạt động, từ tuyên truyền trên báo chí, in bản đồ có đường chín đoạn lên hộ chiếu công dân, tăng cường tập trận, cản trở hoạt động kinh tế của các nước láng giềng trong vùng đặc quyền kinh tế, đến áp dụng chiến thuật “vùng xám” để tăng cường sự hiện diện trong khu vực. Đó chỉ là một vài ví dụ. Gần đây nhất, họ tập trung hơn hai trăm tàu cá và tàu bán quân sự xung quanh bãi đá Ba Đầu.

Trung Quốc luôn luôn khăng khăng lập trường của mình rằng các tranh chấp phải được giải quyết song phương và phản đối quốc tế hóa vấn đề. Đó thực chất là chiến lược “chia để trị”, dựa trên sự chênh lệch sức mạnh rất lớn giữa Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, sự hung hăng của Trung Quốc ngày càng thúc đẩy các cường quốc thế giới tham gia nhiều hơn, cũng có nghĩa là quốc tế hóa trên thực tế các tranh chấp.

Tháng 7 năm 2020, Bộ trưởng bộ ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump, ông Mike Pompeo tuyên bố: “Những yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi tại hầu hết diện tích Biển Đông là hoàn toàn phi pháp”. Tuyên bố của ông Mike Pompeo đánh dấu sự thay đổi căn bản quan điểm của Hoa Kỳ và được nối tiếp bởi các hành động tương tự từ các cường quốc khác.

Cũng trong tháng 7, 2020, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava tuyên bố rằng Biển Đông là “tài sản của chung toàn cầu và Ấn Độ luôn quan tâm đến hòa bình và ổn định trong khu vực". Tháng 7 năm 2020, Phái đoàn thường trực của Australia tại Liên hợp quốc đã gừi công hàm tới Tổng thư ký Liên hợp quốc, bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc và nhấn mạnh: “Chính phủ Australia cũng phản đối tuyên bố của Trung Quốc rằng họ không bị ràng buộc bởi Phán quyết của Tòa Trọng tài”.

Tháng 9 năm 2020, Pháp, Đức và Anh đệ trình lên Liên Hợp Quốc tại New York một công hàm chung, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc. Công hàm tuyên bố rằng “các tuyên bố chủ quyền liên quan đến việc thực hiện ‘các quyền lịch sử’ trên Biển Đông không tuân thủ luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS”. Hành động chung này là chưa từng có, bởi lẽ đây là lần đầu tiên ba cường quốc chủ chốt của châu Âu thể hiện sự phản đối đối với các yêu sách của Trung Quốc một cách trực tiếp và mạnh mẽ như vậy.

Nhật Bản là cường quốc thế giới thách thức gần đây nhất các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Tháng 1 năm 2021, Tokyo đã gửi công hàm tới LHQ, bác bỏ các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc và tố cáo các nỗ lực của Trung Quốc nhằm hạn chế quyền tự do hàng không và hàng hải ở vùng biển quan trọng chiến lược này.

Với sự nhập cuộc của Nhật Bản, Nga là cường quốc lớn duy nhất còn kiềm chế không phản đối trực tiếp các yêu sách của Trung Quốc, nhưng cũng lên tiếng kêu gọi Trung Quốc cùng các quốc gia láng giềng giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sự quốc tế hóa trên thực tế của tranh chấp biển Đông tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713627642 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713627642 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10