Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội để bảo đảm an sinh xã hội bền vững

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù được cho là phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu an sinh xã hội tại thời điểm ban hành, thế nhưng, trước thực tế hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội cũng đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, cần được sửa đổi…

>> Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm xây dựng và hoàn thiện thể chế

Luật Bảo hiểm xã hội (Luật BHXH) hiện hành được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014 (thay thế Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 (riêng quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01//2018). Mặc dù, tại thời điểm ban hành đã có những điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi được cho là phù hợp đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế, thế nhưng, trước những yêu cầu của thực tế hiện nay, quá trình áp dụng Luật vào thực tiễn đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, cần được sửa đổi.

Luật BHXH hiện hành được cho đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập - Ảnh minh họa

Luật BHXH hiện hành được cho đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập - Ảnh minh họa

Trong đó, những hạn chế, bất cập của Luật BHXH hiện hành được chỉ ra như: Diện bao phủ BHXH theo quy định của pháp luật cũng như quy mô tham gia BHXH trên thực tế còn thấp; Quỹ hưu trí và tử tuất khó đảm bảo cân đối trong dài hạn; Chính sách BHXH thiếu sự chia sẻ theo nghĩa rộng; Quy định điều kiện về thời gian tối thiểu được hưởng lương hưu quá chặt chẽ dẫn đến số người đang tham gia rời bỏ hệ thống BHXH trước tuổi nghỉ hưu khá lớn;…

Thực tế, chỉ trong 10 tháng đầu năm 2021, theo thống kê của BHXH Việt Nam đã có hơn 700.000 người đã rút BHXH một lần, con số này cao gấp 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm và tăng gần 5,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Từ những thống kê đã nêu, nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh nguyên nhân khó khăn của người lao động do tác động tiêu cực của COVID-19 thì một phần cũng xuất phát từ những quy định không còn phù hợp của Luật BHXH hiện hành.

Để giải quyết những vấn đề được cho là hạn chế, bất cập của Luật BHXH hiện hành, không ít ý kiến về đề nghị xây dựng Luật BHXH (sửa đổi) đã được đưa ra.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chúng ta đã có Nghị quyết 28/NQ-TW từ năm 2018 về cải cách BHXH với nhiều nội dung đổi mới so với quy định của Luật BHXH hiện hành nhưng đến nay vẫn chưa sửa được Luật, do đó phải khẩn trương hơn…

Yêu cầu từ thực tế xã hội đòi hỏi Luật BHXH sớm phải sửa đổi - Ảnh minh họa

Yêu cầu từ thực tế xã hội đòi hỏi Luật BHXH sớm phải sửa đổi - Ảnh minh họa

Và tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật vừa qua, bên cạnh đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi), thì Luật BHXH cũng là một trong những Luật được cho là cấp thiết cần xây dựng Luật sửa đổi.

Chỉ đạo tại phiên họp về đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cơ quan soạn thảo xây dựng Luật tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 93 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần đối với người lao động; quán triệt, bám sát các quan điểm mới trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 28/NQ-TW của Trung ương khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; phân tích kỹ tác động chính sách, nhất là với đối tượng điều chỉnh để cụ thể hóa, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, chính sách bảo đảm phù hợp tình hình thực tiễn.

Được biết, để khắc phục những hạn chế, bất cập từ thực tiễn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đã đề nghị xây dựng Luật BHXH (sửa đổi) theo hướng linh hoạt.

>> Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn

Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất, xây dựng chính sách BHXH thực sự là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, từng bước mở rộng vững chắc diện bao phủ bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển hệ thống thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, tin cậy và minh bạch.

Về đối tượng tham gia, Bộ này đề xuất bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; đồng thời, quy định cụ thể việc tham gia BHXH bắt buộc đối với người lao động làm việc không trọn thời gian.

Về thiết kế chính sách, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đề xuất giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm theo quy định hiện hành, xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp. Quy định này nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia BHXH thấp, được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH.

Trước những đề xuất được đưa vào trong xây dựng nội dung Luật BHXH (sửa đổi), nhiều chuyên gia đánh giá, chính sách đã tạo được sự linh hoạt, giúp nhiều người có thể tham gia. Tuy nhiên, để có thể bảo đảm mục tiêu an sinh xã hội bền vững, các cơ quan chức năng cần tính toán kỹ lưỡng mức đóng - hưởng cho phù hợp, để vừa bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, vừa không tạo gánh nặng cho ngân sách khi phải hỗ trợ người có thời gian đóng BHXH ngắn để họ đạt mức sống tối thiểu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội để bảo đảm an sinh xã hội bền vững tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713943856 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713943856 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10