Nhà nước suýt mất 9 nghìn tỷ vì giá trị doanh nghiệp bị “bóp méo”

Diendandoanhnghiep.vn Theo thông tin từ Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc vừa mới đây, năm 2017, Kiểm toán Nhà nước tham gia kiểm toán 7 doanh nghiệp cổ phần hóa, qua đó đề nghị tăng giá trị vốn Nhà nước lên gần 9.000 tỷ đồng.  

 

Năm 2017, Kiểm toán Nhà nước tham gia kiểm toán 7 doanh nghiệp cổ phần hóa, qua đó đề nghị tăng giá trị vốn Nhà nước lên gần 9.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa.

Năm 2017, Kiểm toán Nhà nước tham gia kiểm toán 7 doanh nghiệp cổ phần hóa, qua đó đề nghị tăng giá trị vốn Nhà nước lên gần 9.000 tỷ đồng. Ảnh minh họa.

Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc thông tin trong buổi tọa đàm “Kỹ năng kiểm toán kết quả xử lý các vấn đề tài chính và tư vấn định giá trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa” tổ chức mới đây.

Ông Hồ Đức Phớc cho biết, hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp trước khi thực hiện cổ phần hóa vẫn còn bất cập, nhất là liên quan đến giá trị quyền sử dụng đất hay lợi thế vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, quy định tổ chức đấu thầu chọn tổ chức tư vấn định giá và các quy định về xác định giá thị trường của tài sản.

Đơn cử, theo báo cáo, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại Công ty TNHH Lọc hóa dầu Bình Sơn hơn 40.342 tỷ đồng. Tuy nhiên sau kiểm toán, con số này lên tới hơn 44.900 tỷ đồng, tức chênh lệch hơn 4.586 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, có con số báo cáo giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp hơn 31.500 tỷ đồng. Thế nhưng, con số sau kiểm toán lại lên tới hơn 33.500 tỷ đồng, mức chênh lệch trên 2.000 tỷ đồng.

Kết quả sau khi kiểm toán của Tổng công ty IDICO, Tổng công ty Becamex, Tổng công ty Thành Lễ đã tăng giá trị vốn Nhà nước lên 2.223 tỷ đồng. Đặc biệt, công tác kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp tại Tổng công ty Becamex đã tăng giá trị vốn Nhà nước lên 1.333 tỷ đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn lại cũng có mức chênh lệch lên tới hàng trăm tỷ đồng, như Công ty mẹ - Tổng Công ty Dầu Việt Nam chênh 512 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tập đoàn Cao su Việt Nam chênh 440 tỷ đồng.

Nhìn lại quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ năm 1991 đến nay, các chuyên gia cho rằng vẫn còn không ít lỗ hổng đáng lo ngại. Đó là sự thiếu minh bạch trong quá trình bán vốn nội bộ theo thỏa thuận. Những người trong cuộc nắm rõ thông tin, có thể thao túng để mua với giá thấp. Vì vậy số tiền mà Nhà nước thu thực tế đã bị thất thoát trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp.

Thậm chí, không loại trừ trường hợp người đứng đầu doanh nghiệp cố ý buông lỏng quản lý, để làm ăn thua lỗ trước khi cổ phần hóa nhằm “hạ giá” tài sản nhà nước trong doanh nghiệp. Sau đó, họ tìm cách mua bán, thâu tóm cổ phiếu, để người thân trong gia đình nắm vị trí quan trọng trong công ty…

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, cổ phần hóa nhiều nhưng vẫn chưa có luật về cổ phần hóa, đấy là một kẽ hở lớn. Có nhiều doanh nghiệp nhà nước sau một thời gian lại rơi vào nhóm lợi ích. Nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng không công bố ai là cổ đông cho thấy sơ hở lớn trong công khai minh bạch, làm cho nhiều người trục lợi và mua cổ phần ưu đãi để giàu lên từ đó.

“Do đó, hướng tới cần phải có luật cổ phần hóa để quy định chặt chẽ về công khai minh bạch từng bước về giá trị, về người mua”, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhà nước suýt mất 9 nghìn tỷ vì giá trị doanh nghiệp bị “bóp méo” tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713525203 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713525203 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10