“Tắc” tiếp cận vốn vay mua nhà xã hội

Diendandoanhnghiep.vn Việc triển khai dự án bất động sản hiện nay gặp không ít vướng mắc. Người mua nhà đang gặp khó trong tiếp cận vốn vay, vay mua nhà xã hội chỉ có thể tiếp cận từ ngân hàng chính sách.

>>>"Siết" cho vay đặt cọc bất động sản: Góp phần thanh lọc… thị trường

Phát biểu tham luận tại Hội thảo “Dòng tiền và xu thế bất động sản cuối năm 2022”, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HOREA) cho biết, trong dự thảo Thông tư 39 mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sử dụng từ “kiểm soát” việc cho vay mua, kinh doanh BĐS và “kiểm soát” việc cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn.

ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HOREA) phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Đình Đại.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HOREA) phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Đình Đại.

Theo ông Châu, việc dùng từ ngữ này đã dẫn đến luồng dư luận cho là NHNN định hướng “thắt chặt” tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, bao gồm cả “thắt chặt” cho vay để mua BĐS cao cấp do đây là khoản vay có giá trị lớn, có thể dẫn đến hệ quả là các tổ chức tín dụng “ngại” hoặc “không dám” cho vay đối với doanh nghiệp BĐS, nhà đầu tư thứ cấp và kể cả cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua BĐS, nhà ở.

“Điều này sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản trong thời gian tới. Để đảm bảo nguồn vốn tín dụng chảy vào thị trường BĐS, các dự án BĐS có tính khả thi, các doanh nghiệp có uy tín sẽ được tiếp cận nguồn vốn tín dụng”, ông Lê Hoàng Châu nhìn nhận.

Tuy nhiên, Chủ tịch HOREA cho rằng, Thông tư 39 của NHNN sửa đổi điều 8, không được phép cho vay đối với một số trường hợp và cần phải xem xét lại. Theo đó, các dự án BĐS có tính khả thi, các doanh nghiệp có uy tín, khách hàng được đánh giá cao vẫn được tiếp cận tín dụng, người tiêu dùng có nhu cầu cũng được tiếp cận. Trong khi, Điều 8 có quy định, không được cho vay để chứng minh bảo lãnh như vay đi du học, thành lập doanh nghiệp.

Nguồn vốn thứ hai là trái phiếu. Theo Chủ tịch HOREA, trái phiếu doanh nghiệp không có lỗi và Nhà nước không có chủ trương siết phát hành trái phiếu nhưng việc siết chặt là cần thiết để việc phát hành trái phiếu riêng lẻ đúng theo quy định. Bên cạnh đó, cho phép trường hợp sử dung nguồn vốn bảo hiểm.

>>>Bất động sản chưa xong móng không được vay thanh toán tiền đặt cọc

Theo ông Châu, Hiện nay người mua đang gặp khó trong tiếp cận vốn vay, vay mua nhà xã hội chỉ có thể tiếp cận từ ngân hàng chính sách.

Hiện nay người mua đang gặp khó trong tiếp cận vốn vay, vay mua nhà xã hội chỉ có thể tiếp cận từ ngân hàng chính sách.

Nguồn vốn thứ ba là vốn FDI. Nguồn vốn này đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt ở các tỉnh có BĐS công nghiệp phát triển như Bình Dương…Vốn FDI vào BĐS tăng, nguồn vốn từ khách hàng là nguồn vốn tốt nhất, hiệu quả nhất mà nhà đầu tư không chịu áp lực lãi vay.

“Có nguồn vốn này sẽ giải quyết được nợ tín dụng, nợ trái phiếu và tạo ra doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có được dòng vốn này doanh nghiệp phải triển khai dự án đúng hẹn”, ông Châu chia sẻ.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, việc triển khai dự án hiện nay gặp không ít vướng mắc. Hiện nay người mua đang gặp khó trong tiếp cận vốn vay, vay mua nhà xã hội chỉ có thể tiếp cận từ ngân hàng chính sách. Việc “tắc” tiếp cận vốn vay mua nhà xã hội khiến nhiều người mua nhà ở xã hội phải vay thương mại.

Cũng theo ông Lê Hoàng Châu, Chính phủ giải ngân gói 350.000 tỷ. Trong đó, đặc biệt là gói 15.000 tỷ hỗ trợ cho nhà ở xã hội. Nếu không giải quyết tốt nguồn vốn mồi này sẽ không phát huy được hiệu quả. Vướng mắc lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay là thể chế pháp luật.

“Đề xuất năm 2023, cần xem xét sửa đổi luật đất đai, nhà ở để tạo ra hành lang pháp lý. Việc tháo gỡ chính sách pháp luật nhằm mục đích giúp dòng tiền được luân chuyển. Bên cạnh đó, nếu tháo gỡ được thể chế pháp luật thị trường mới phát triển ổn định và bền vững, dòng tiền luân chuyển được trong nền kinh tế và thị trường BĐS. Để thị trường có đa dạng nguồn cung nhà ở, từ đó giải quyết bài toán nhà ở cho số đông người dân. Tạo điều kiện cho những người yếu thế tiếp cận được nhà ở xã hội. Ngoài ra, vẫn cần đẩy mạnh phát triển được phân khúc BĐS cao cấp, BĐS nghỉ dưỡng”, Chủ tịch HOREA Lê Hoàng Châu đề xuất.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Tắc” tiếp cận vốn vay mua nhà xã hội tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711629390 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711629390 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10