Tách Luật Giao thông đường bộ - Còn đó nhiều ý kiến trái chiều

Diendandoanhnghiep.vn Dù đã trải qua nhiều cuộc lấy ý kiến, góp ý sửa đổi, thế nhưng, dự án tách Luật Giao thông đường bộ thành Luật Đường bộ và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vẫn còn đó nhiều ý kiến trái chiều…

>>Tách Luật Giao thông đường bộ bị phản đối – vì đâu nên nỗi?

Theo đó, ngày 27/01, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các bộ, ngành, Đoàn Đại biểu Quốc hội 63 tỉnh, thành phố để lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ chủ trì.

Tách Luật Giao thông đường bộ, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều - Ảnh minh họa

Dự án tách Luật Giao thông đường bộ, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều - Ảnh minh họa

Nội dung buổi hội nghị tập trung xoay quanh vấn đề có nên tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thành hai Luật Đường bộ và Luật Đảm bảo trật tự an toàn giao thông hay không? Nhiều ý kiến bày tỏ đồng ý về sự cần thiết sửa Luật Giao thông đường bộ, nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với thực tiễn và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Tuy nhiên, việc tách thành hai luật vẫn nhận được nhiều ý kiến trái chiều.

“Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo việc xây dựng Luật phải đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận. Trách nhiệm của hai Bộ cần phải làm rõ sự cần thiết và những yếu tố tác động của việc tách luật. Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an sẽ phối hợp làm tốt vấn đề này, đưa ra các luận cứ thuyết phục, các kịch bản để so sánh về sự cần thiết hay không cần thiết tách luật” - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ.

Trong đó, ông Mai Xuân Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, cần trả lời hàng loạt câu hỏi: Tách Luật Giao thông đường bộ để làm gì? Mang lại hiệu quả ra sao? Có cần thiết hay không?

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, lĩnh vực giao thông dù ở loại hình nào cũng phải có ba yếu tố ràng buộc chặt chẽ: hạ tầng, phương tiện kỹ thuật và con người. Các yếu tố này không thể tách rời, việc tổ chức giao thông cũng phải dựa trên các cơ sở như vậy.

“Vì vậy, cần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tách luật. Áp đặt ý chí sẽ không có hiệu quả và không đi vào cuộc sống, các yếu tố phương tiện, con người, hạ tầng phải gắn liền với nhau, khi tách sẽ vô hình chung chia nhỏ từng công đoạn”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nêu quan điểm.

Đồng quan điểm với ông Liêm, ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh cũng cho rằng, cần lựa chọn phương án tốt nhất, có cùng mối liên hệ về con người, hạ tầng và phương tiện để người dân, doanh nghiệp hiểu và thực thi pháp luật.

Còn nhiều quan ngại về việc thay đổi thẩm quyền quản lý, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an - Ảnh minh họa

Còn nhiều quan ngại về việc thay đổi thẩm quyền quản lý, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an - Ảnh minh họa

Còn theo ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, không nên tách thành 2 luật. Vì trong thực tế, nếu tách thành 2 luật, Luật Đường bộ sẽ không bao quát hết các vấn đề của đường bộ. Tương tự, Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông cũng không đảm bảo nội hàm của Luật này.

“Chủ trương của Đảng đã nêu rõ, việc đảm bảo an toàn giao thông là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Quản lý kết cấu hạ tầng đường bộ cũng có nhiều vấn đề liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông, với nhiều nội dung đan xen, không thể tách rời”, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam phân tích.

Cùng với đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng, các điều kiện trong quản lý hạ tầng, vận tải, xử lý vi phạm chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là pháp luật về an toàn giao thông phải được thực thi nghiêm minh, kịp thời, như các quy định, nguyên tắc trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Muốn xử lý nghiêm vi phạm cần phải đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm để “phạt nguội”, việc tách thành 2 luật sẽ làm rườm rà thêm, khó giải quyết được các vấn đề đảm bảo an toàn giao thông phát sinh trong đời sống xã hội...

Được biết, trước đó, ngày 02/12/2020, Tổng Thư ký Quốc hội đã có văn bản số 4152 gửi Chính phủ về việc báo cáo giải pháp xử lý đối với 3 Luật. Trong đó, thông tin ý kiến của đại biểu Quốc hội về 3 nội dung liên quan đến 2 dự thảo Luật. Kết quả phiếu xin ý kiến các đại biểu Quốc hội cho thấy, có 63,79% đại biểu không đồng ý tách Luật Giao thông đường bộ 2008 thành Luật Đường bộ, Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và 66,74% đại biểu không đồng ý thay đổi thẩm quyền quản lý, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tách Luật Giao thông đường bộ - Còn đó nhiều ý kiến trái chiều tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711725013 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711725013 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10