Tái cấu trúc để gia tăng giá trị xuất khẩu

Diendandoanhnghiep.vn Chuyển sang lĩnh vực nông nghiệp được 10 năm nhưng tập đoàn PAN là một trong những doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu nông sản vào các thị trường khó tính trên thế giới.

>>> Tập đoàn PAN giữ vững vị thế trong top 50 công ty niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam

Ông Nguyễn Hồng Hiệp - Giám đốc khối nội chính truyền thông đối ngoại tập đoàn PAN cho biết: 3 thị trường xuất khẩu nông sản chiếm hơn 90% doanh thu xuất khẩu của tập đoàn cũng là những thị trường khó tính nhất thế giới. Đó là Nhật Bản, Mỹ và châu Âu; trong đó, thị trường Nhật Bản chiếm tỷ trọng 1/3 doanh số xuất khẩu. Bên cạnh đó, các thị trường Canada và Australia có vai trò ngày càng lớn với các mặt hàng xuất khẩu chính là thuỷ sản, hạt, gạo trắng và doanh thu xuất khẩu ngày càng tăng.

PAN cũng được đánh giá là một trong những doanh nghiệp tận dụng và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do được ký kết để gia tăng xuất khẩu với một số mặt hàng nông sản chủ lực mang thương hiệu riêng.

Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của PAN

Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của PAN

“Năm nay đánh dấu 10 năm tập đoàn PAN tái cấu trúc toàn diện, chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh từ vệ sinh công nghiệp sang nông nghiệp thực phẩm. Đây là lĩnh vực phát triển bền vững, có sức lan toả lớn và gắn với lợi thế quốc gia” -  ông Nguyễn Hồng Hiệp nói.

Thay vì gây dựng từ đầu, PAN xây dựng hệ sinh thái thông qua M&A nhiều công ty trong ngành nông nghiệp và thực phẩm. Các doanh nghiệp này đều hoạt động tốt, có nhiều năm kinh nghiệm và có chung chí hướng là nâng tầm nông nghiệp Việt Nam để nông sản thu được nhiều giá trị gia tăng hơn trong chuỗi giá trị, đặc biệt khi xuất khẩu. Nhờ vậy, các thành viên của tập đoàn là những doanh nghiệp có tuổi đời 30 - 50 năm với các thương hiệu lớn như công ty CP tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed), công ty CP khử trùng Việt Nam (VFC), công ty CP thực phẩm Sao Ta (FMC)...

Các doanh nghiệp trên về chung nhà đều được xây dựng kế hoạch tái cấu trúc ở những mức độ khác nhau để phù hợp với chiến lược chung của tập đoàn. Quá trình tái cấu trúc diễn ra vừa toàn diện vừa từng phần tuỳ từng công ty thành viên và kéo dài trong nhiều năm tạo nền tảng để tập đoàn nắm bắt cơ hội xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Hồng Hiệp, để xuất khẩu nông sản sang các thị trường lớn với những tiêu chuẩn cao, tập đoàn phải đáp ứng được 3 yêu cầu chính. Đó là yêu cầu về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, yêu cầu về môi trường, yêu cầu về xã hội và cộng đồng. Tất cả yêu cầu này được tập đoàn đưa vào chiến lược hoạt động từ sớm. Đặc biệt 2015 khi Liên Hợp Quốc đưa ra mục tiêu phát triển bền vững đến 2030, chúng tôi đã lựa chọn những mục tiêu sát với ngành nghề kinh doanh của mình để đưa vào chiến lược chung của tập đoàn.

Vì vậy, khi Việt Nam có ký kết các FTA tạo cú hích cho doanh nghiệp có thể đi sâu hơn, dễ hơn vào các thị trường khó tính nhờ có thêm vị thế cạnh tranh tốt với các đối thủ. Chẳng hạn như mặt hàng tôm, tại thị trường Mỹ và Canada, doanh nghiệp phải cạnh tranh với sản phẩm của Ecuado. Trong giai đoạn đại dịch,  logistic là rào cản nhưng với lợi thế về chất lượng và mẫu mã, tập đoàn đã chuyển hướng xuất khẩu sang Nhật Bản.

Nhiều công nghệ mới được ứng dụng trong chế biến hạt điều

Nhiều công nghệ mới được ứng dụng trong chế biến hạt điều

Trong các nông sản xuất khẩu của tập đoàn, sản phẩm hạt với chiếm vị trí chủ lực với doanh thu tốt. Đây là điển hình hiệu quả của chủ trương tái cấu trúc toàn diện công ty hạt điều Lafooco.

Trước khi về PAN,  Lafooco là công ty lớn trong ngành điều, doanh số xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, trước năm 2015, Lafooco chủ yếu kinh doanh điều thô, ít mang lại giá trị gia tăng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Khi về với PAN, tập đoàn đã thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh để đưa Lafooco từ một công ty kinh doanh hàng thô trở thành công ty chế biến sâu. Nhờ hệ thống chế biến được đầu tư đồng bộ, tự động hoá cao, PAN còn mở rộng tuyến sản phẩm từ hạt điều sang các loại hạt hỗn hợp khác và trái cây sấy. Đồng thời, xây dựng thương hiệu để mang lại giá trị gia tăng cao.

Sau 2 năm tái cơ cấu, từ năm 2019, sản phẩm hạt điều thương hiệu Lafooco đã có mặt tại nhiều siêu thị và hệ thống phân phối tại Mỹ, châu Âu, Canada, Australia, Trung Quốc. Trên sàn thương mại điện tử nổi tiếng thế giới Amazon, Lafoocođang là thương hiệu hạt nằm trong top bán chạy trên thị trường Bắc Mỹ và là sản phẩm truyền cảm hứng kinh doanh trên sàn thương mại lớn này.

“Năm 2022, chúng tôi đã mở rộng xuất khẩu sản phẩm hạt, bao gồm hạt điều và hạt hỗn hợp vào thị trường Nhật Bản thông qua chuỗi phân phối Aeon của Nhật. Đây là cú hích lớn của tập đoàn trong thời gian tới” - ông Nguyễn Hồng Hiệp thông tin.

Trong bối cảnh hiện nay, kinh tế thế giới đang có những thay đổi, tác động nhất định đến thị trường tiêu dùng: nhu cầu giảm, lạm phát cao, chuỗi cung ứng đứt gãy… các doanh nghiệp tiếp tục tái cấu trúc ở những mức độ khác nhau để tối ưuhiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, theo lãnh đạo tập đoàn, việc tái cấu trúc tuy cần thiết nhưng cần thực hiện thận trọng, tránh tâm lý vội vàng theo những lợi ích ngắn dễ gặp thất bại khi thị trường thay đổi.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tái cấu trúc để gia tăng giá trị xuất khẩu tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713399023 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713399023 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10