Dường như giá đồng tiền ảo lớn nhất Bitcoin luôn có thể biến động dựa trên các phát ngôn của tỷ phú Elon Musk. Liệu rằng cả thị trường tiền điện tử có đang bị vị tỷ phú này thao túng?
Những dòng tweet tỷ đô
Chỉ với những dòng tweet bị giới hạn 280 ký tự của tỷ phú Elon Musk cũng đã đủ để thị trường tiền điện tử “chao đảo”. Trong thời gian khoảng 2 tháng qua, vị Giám đốc điều hành của Tesla đã tweet rất nhiều về tiền điện tử, đặc biệt đối tượng ông nhắm đến là đồng Bitcoin. Dòng tweet Bitcoin mới nhất của Musk vào đêm 14/6 đã khiến giá tiền điện tử tăng gần 10%.
Các tweet của Musk, mặc dù không nhất thiết phải được đăng vì lợi ích tài chính của riêng ông, nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư vào tiền điện tử. Họ cũng đặt ra câu hỏi về sự vững chắc của một thị trường có thể dễ bị dao động, đặc biệt là khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ ngày càng đổ xô vào tiền điện tử.
Hồi tháng 5, giá Bitcoin đã giảm ngay lập tức 6% sau 1 giờ đồng hồ Musk đăng dòng tweet thông báo Tesla sẽ không còn chấp nhận Bitcoin như một khoản thanh toán do những lo ngại về môi trường về việc sử dụng nhiều năng lượng của nó. Sau đó, Musk cũng gợi ý rằng Tesla sẽ bán lượng tiền điện tử đang nắm giữ và ngay lập tức giảm xuống. Cho đến ngày 17/5, Musk nói rằng Tesla đã không bán Bitcoin gần đây, điều này dường như đã ngăn chặn đà giảm và giữ giá khoảng 45.000 USD.
Một tuần sau, Musk dường như đã cố gắng giải quyết vấn đề tác động đến môi trường của Bitcoin bằng cách gọi kế hoạch công bố cách sử dụng tái tạo của các thợ đào Bitcoin ở Bắc Mỹ là “có khả năng hứa hẹn”. Điều đó đã khiến giá tăng 4%.
Musk không dừng lại ở đó. Vào ngày 3 tháng 6, tỷ phú xe hơi điện lại đã tweet một meme về việc chia tay với Bitcoin và giá tiền ảo này đã giảm 5%. Mới đây, Musk đã tweet rằng Tesla sẽ chấp nhận Bitcoin một lần nữa khi các thợ đào chuyển sang sử dụng năng lượng sạch "hợp lý". Dòng tweet này đã đưa giá tiền điện tử tăng 8% và các dòng tweet của anh ấy về Bitcoin đầy đủ.
Tất cả những điều này để nói rằng các dòng tweet của Musk ảnh hưởng rất nhiều đến giá tiền điện tử. Dưới đây là những dòng tweet của tỷ phú này xuất hiện tương quan với diễn biến giá Bitcoin trong vài tuần vào tháng 5 và đầu tháng 6:
Mới đây nhất hôm 21/7, trong hội nghị trong sự kiện trực tuyến “The B Word”, Musk tiết lộ rằng công ty thám hiểm không gian tư nhân SpaceX của ông sở hữu Bitcoin và đưa ra triển vọng Tesla cho phép khách hàng tiếp tục mua ô tô của mình bằng tiền điện tử. Ngay lập tức, một lần nữa giá Bitcoin đã hồi phục về mức 32.000 USD/BTC, trong khi trước đó nó đang giao dịch ngưỡng dưới 30.000 USD.
Một cá nhân có đủ sức thao túng thị trường?
Trước những biến động giá của Bitcoin nói riêng và của cả thị trường tiền điện tử nói riêng, nhiều người đã hoài nghi về việc thị trường đang chịu thao túng giá?
Vào tháng 2/2021, Tesla đã mua 1,5 tỷ USD Bitcoin, giúp đưa giá lên mức cao kỷ lục khi đó. Tesla sau đó đã bán khoảng 10% - với giá trị 101 triệu USD - theo báo cáo thu nhập quý đầu tiên của mình. Vụ mua bán này giúp Tesla có thể thu về mức lợi nhuận kỷ lục.
Đáng chú ý, Tesla đã kiếm được nhiều từ Bitcoin hơn bán ô tô. Musk kể từ đó đã tweet rằng công ty chỉ bán bitcoin để “xác nhận rằng BTC có thể được thanh lý dễ dàng mà không cần thị trường biến động”.
Ngoài những gì ông ấy đã tuyên bố trong các tweet, chúng ta thực sự không biết liệu Musk, một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới, đang mua hay bán Bitcoin sau những dòng tweet ngắn. Các loại tiền điện tử như Bitcoin không phải tuân theo Luật chứng khoán của Mỹ và ít bị giám sát hơn so với cổ phiếu. Vào ngày 11 tháng 5, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đã cảnh báo về “việc thiếu quy định và tiềm năng gian lận hoặc thao túng” xung quanh Bitcoin.
Việc khẳng định thị trường đang chịu sự thao túng giá hay ảnh hưởng của một cá nhân là rất khó. Bởi trên thị trường tiền điện tử còn rất nhiều các nhà đầu tư “cá voi” khác và luôn ẩn danh. Thị trường tiền điện tử đang vào giai đoạn hậu tăng nóng trong năm 2020 khi đạii dịch COVID-19 xuất hiện, nhiều người lựa chọn đây là một kênh đầu tư trú ẩn an toàn thay cho vàng hay USD.
Nhưng cũng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của một người có vị thế lớn như Musk đối với thị trường vốn hóa hơn 1 nghìn tỷ USD. Nhưng nếu nó dễ dàng chịu tác động bên ngoài như vậy, thì có vẻ như nó là một thị trường đầu tư thiếu ổn định và an toàn, giá trị có thể lên khủng nhưng cũng khá... mong manh.
Hành vi gần đây của Musk có thể đã gây xáo trộn cho các sàn giao dịch tiền điện tử. Nhưng đó có phải là sự thao túng thị trường? Điều đó dường như không thể khẳng định rõ ràng. Yankun Guo, một đối tác tại Goldstein & McClintock, người chuyên về luật chứng khoán liên quan đến tiền điện tử, cho biết: “Musk không phải là người nổi tiếng đầu tiên đăng tweet về tiền điện tử. Nhưng không giống như những người nổi tiếng và người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khác gặp rắc rối với SEC, Musk không được bất kỳ dự án tiền điện tử nào trong số này trả tiền để tăng giá”.
CEO của Tesla không phải người duy nhất “thao túng” thị trường nhờ mạng xã hội, trước đây chúng ta đã từng thấy trường hợp thổi giá của GameStop nhờ cộng đồng trên Reddit. Nhưng ngay cả khi những hành động này không vi phạm pháp luật, chúng đang thu hút sự giám sát của các cơ quan quản lý và Quốc hội.
SEC đã tweet một lời nhắc nhở rằng các nhà đầu tư không nên bị ảnh hưởng các phát ngôn của của người nổi tiếng.
Quan trọng hơn, Gary Gensler, Chủ tịch mới của SEC, đã nói rằng SEC cần phải “làm mới các quy tắc” để đảm bảo rằng trong khi các cá nhân có quyền phát biểu, “họ không thao túng công chúng, thao túng thị trường”.
Không ai biết chính xác điều gì tác động đến giá tiền điện tử, nhưng Musk chắc chắn dường như đang đóng một vai trò nào đó và nói chung có thể gây nguy hiểm cho những lý tưởng phi tập trung của thị trường.
Rủi ro với thị trường tiền điện tử
Việc thị trường liên tục biến động sẽ khiến thu hút hơn sự chú ý của các nhà quản lý, điều này có thể trở thành trở ngại với những nhà đầu tư Mỹ, họ sẽ khó giao dịch tiền điện tử hơn, hay chính phủ không khuyến khích các doanh nghiệp tiền điện tử hoạt động tại Mỹ.
Điều này có vẻ càng ngày sẽ nghiêm trọng khi tiền điện tử đang dần khẳng định vị thế trên thị trường tài chính. Các tổ chức từ JP Morgan đến PayPal (nơi Musk là Giám đốc điều hành) đến BNY Mellon, ngân hàng lâu đời nhất của Mỹ, đang tham gia vào việc đầu tư tiền điện tử.
Dựa trên niềm tin rằng tiền điện tử sẽ là tương lai của tài chính, các chính phủ trên khắp thế giới, từ Singapore đến Thụy Sĩ đến Malta, đã cạnh tranh để ban hành các chính sách thân thiện với tiền điện tử để tạo việc làm, thu hút nhân tài và tự khẳng định mình là người đi đầu trong việc đổi mới tiền điện tử.
Các sàn giao dịch tiền điện tử đã được hoạt động tại Mỹ, mặc dù các quy tắc khác nhau giữa các tiểu bang. Nhưng nếu chính phủ Mỹ quyết định ngành công nghiệp tiền điện tử nằm ngoài tầm kiểm soát, thì có những cách mà các nhà quản lý có thể khiến các nhà đầu tư khó tiếp cận thị trường hơn. Điều này có thể bao gồm việc hạn chế các sản phẩm mà sàn giao dịch có thể cung cấp.
Hester M. Peirce, một ủy viên tại Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch, từ lâu đã cảnh báo rằng Mỹ cần sự rõ ràng hơn về quy định đối với tiền điện tử.
Quy định về tiền điện tử không phải là một điều xấu. Nhưng việc kiểm soát quá mức có thể kìm hãm ngành công nghiệp, có khả năng làm cho vị thế của Mỹ trên thị trường tiền điện tử kém cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác.
Có thể bạn quan tâm