Tâm thế M&A

Lê Mỹ 11/08/2018 05:26

Tâm thế để thực sự sẵn sàng M&A là vô cùng quan trọng, đó là chúng ta phải coi M&A như một hoạt động kinh doanh bình thường.

Hai vụ M&A trái chiều nhau vừa diễn ra. Một vụ đã quyết định dừng lại “hôn nhân” sau 6 tháng hợp tác.Đó là vụ rót vốn 32,5 triệu USD của VinaCapital vào Ba Huân. Một vụ hợp tác mới mà theo người trong cuộc, là M&A lớn nhất trên thị trường chứng khoán xét về giá trị tính đến hiện nay. Đó là vụ hợp tác giữa Hoàng Anh Gia Lai và Thaco.

Hai vụ việc, hai tâm thế. Thời điểm có khác nhau, mỗi vụ “hôn nhân” cũng có những đặc thù và hoàn cảnh, chủ thể hoàn toàn khác nhau nên tâm thế tiếp nhận và bắt tay với các bên dĩ nhiên cũng khác nhau. Nhưng điều đó cũng cho thấy, tâm thế để thực sự sẵn sàng M&A là vô cùng quan trọng.

Có thể bạn quan tâm

  • VinaCapital "luôn mở cơ hội hợp tác trở lại với Ba Huân"

    17:11, 09/08/2018

  • VinaCapital quyết định dừng đầu tư vào Công ty cổ phần Ba Huân

    19:08, 07/08/2018

  • Ba điều khó hiểu quanh vụ "hôn nhân" Ba Huân- Vina Capital

    12:55, 07/08/2018

  • Vụ ký “hớ” hợp đồng của Ba Huân: VinaCapital sẽ có phương án giải quyết trong 2 ngày tới

    11:10, 07/08/2018

  • Từ vụ Ba Huân bàn về tư duy kinh tế Việt Nam

    11:01, 07/08/2018

  • Vì sao Ba Huân muốn “ly hôn” với VinaCapital?

    18:23, 06/08/2018

  • [Emagazine] Ba Huân “mất giá” với 100 triệu USD?

    06:30, 06/03/2018

  • Công bố "hôn nhân môn đăng hộ đối" của Thaco và HAGL

    22:11, 08/08/2018

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh doanh TW (CIEM) cho rằng, một trong những điều mà Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ khi nói về M&A, theo ông rất cần chú trọng, đó là chúng ta phải coi M&A như một hoạt động kinh doanh bình thường. Lợi ích của M&A là giúp gia nhập thị trường rất nhanh, và mở rộng thị trường, hoạt động nhanh chóng; hoặc khi có thêm nhà đầu tư mới vào thì mang đến cơ hội kinh doanh mới, sức sống mới cho doanh nghiệp.

Tuy là hoạt động kinh doanh bình thường, nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp e ngại và chưa sẵn sàng M&A. Bởi có quan ngại M&A có thể ảnh hưởng cạnh tranh lành mạnh bình đẳng vì người ta có thể tính đến thôn tính đối thủ, có thể biến một nhà đầu tư đang từ đa số thành thiểu số và bị chèn ép thành cổ đông thiểu số (đây chính là quan ngại dẫn đến vụ Vina Capital và Ba Huân đổ bể). Và ưng xử với quan ngại đó, thực tế, không cần Nhà nước tham gia mà phải trước hết từ cả 2 bên tham gia M&A.

Hiện nay, về pháp luật Chính phủ đã trình Luật cạnh tranh sửa đổi. Theo chuyên gia Phan Đức Hiếu, các quy định trong Luật có thể kiểm soát tốt việc lạm dụng quyền hạn cổ đông lớn để bảo vệ lợi ích cổ đông. Ngoài ra, chúng ta có Luật Doanh nghiệp, sắp tới là Luật chứng khoán để hoàn thiện khung pháp lý cho mọi giao dịch cũng như bảo vệ các cổ đông. (Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đang đứng ở vị trí 80 trên 190 quốc gia về mức độ bảo vệ cổ đông thiểu số, ông Hiếu cho biết).

Như vậy, ứng xử với cạnh tranh không đáng ngại, mà đáng ngại là tâm thế của người trong cuộc, của các doanh nghiệp khi tham gia giao dịch. Họ cần phải nắm rõ “luật chơi” M&A đầy đủ trước khi bước vào cuộc chơi. Ngạn ngữ có câu: “Muốn đi nhanh, đi một mình. Muốn đi xa, cần có bạn đồng hành”. M&A chính là một phần lựa chọn đi xa, hay đi nhanh, và phần lớn doanh nghiệp M&A tự nguyện đều có quyền tự quyết.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tâm thế M&A
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO