Tăng cường liên kết xây dựng thương hiệu nông sản địa phương

Dương Thành 26/06/2019 13:02

Phải tìm được tiếng nói chung, phải liên kết được với nhau thì mới xây dựng được thương hiệu vùng lớn mạnh cũng như nâng cao giá trị nông sản của địa phương.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đối thoại cùng doanh nghiệp, HTX năm 2019

 Cộng đồng doanh nghiệp, HTX trong quá trình sản xuất, kinh doanh để cùng nhau đưa ra những giải pháp xây dựng thương hiệu, nâng cao trị nông sản địa phương.

Đây là ý kiến của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Theo đánh giá chung, nhận thức của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc liên kết để tạo ra sản phẩm vùng lớn mạnh vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, HTX, hộ kinh doanh cá thể.

Tại Thái Nguyên, hầu hết các doanh nghiệp, HTX đều hoạt động manh mún, thiếu đoàn kết và đây chính là những lý do khiến các doanh nghiệp, HTX bị yếu thế, không thể cạnh tranh với các công ty, tập đoàn lớn.

Theo ông Phạm Văn Sỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho biết, tỉnh đã có cơ chế hỗ chợ liên kết, nhưng do hầu hết các doanh nghiệp chỉ tập trung cho lợi ích riêng, chỉ quan tâm đến thương hiệu riêng, sản phẩm riêng của mình chứ chưa thấy rõ được lợi ích to lớn của việc xây dựng thương hiệu vùng. Các doanh nghiệp, HTX, các hộ kinh doanh cá thể phải có tầm nhìn xa hơn và phải liên kết lại với nhau tạo dựng được sức mạnh tập thể thì khi đó mới xây dựng được thương hiệu vùng lớn mạnh cũng như nâng cao giá trị nông sản của địa phương.

“Chúng tôi mong muốn được lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc đặc biệt là những hiến kế của cộng đồng doanh nghiệp, HTX trong quá trình sản xuất, kinh doanh để cùng nhau đưa ra những giải pháp xây dựng thương hiệu, nâng cao trị nông sản địa phương", ông Sỹ nhấn mạnh.

Đại diện cho Hiệp hội Doanh nghiệp thị xã Phổ Yên, ông Nguyễn Văn Cường cho biết:  Đảng, Chính phủ có rất nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ, thu hút đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, trong khi Thái Nguyên có rất nhiều tiềm năng để phát triển lĩnh vực này nhưng tỉnh lại không phát huy được. Tỉnh cần phải có cơ chế, chính sách đặc thù rõ ràng hơn, cụ thể hơn để bà con ngành nông nghiệp thấy lợi ích của việc liên kết, khi đó ngành nông nghiệp mới phát triển theo hướng bền vững.

Ông Đỗ Văn Cương, Giám đốc công ty thực phẩm Thái Cương phát biểu ý kiến

Ông Đỗ Văn Cương, Giám đốc công ty thực phẩm Thái Cương cho rằng, lãnh đạo chính quyền, người dân và doanh nghiệp phải ngồi cùng, đồng hành với doanh nghiệp đến cùng, khi đó sẽ tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao và bền vững.

Theo ông Vũ Văn Thu, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Sông Công cho rằng, quy hoạch để phát triển nông nghiệp sạch hiện nay đang rất manh mún, ví dụ như mỗi nơi trồng một ít chè, ít rau, củ, quả…  muốn phát triển mạnh thì phải có quy hoạch xứng tầm và có phân vùng nguyên liệu rõ ràng. Bên cạnh đó, do đây là những mô hình nông nghiệp nhỏ nên đầu vào và đầu ra cho các sản phẩm mang tính chất tự phát, chưa có sự liên kết, sự vào cuộc của các cơ quan chính quyền nên giá trị của hàng hóa chưa cao.

Có thể bạn quan tâm

  • Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Thái Nguyên

    Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Thái Nguyên

    01:06, 01/06/2019

  • Mở bán khu đô thị tiêu chuẩn sống 5 sao tại Thái Nguyên

    Mở bán khu đô thị tiêu chuẩn sống 5 sao tại Thái Nguyên

    19:30, 12/05/2019

  • Sai phạm dự án Gang thép Thái Nguyên: Lời cảnh báo của 4 bộ, ngành bị phớt lờ

    Sai phạm dự án Gang thép Thái Nguyên: Lời cảnh báo của 4 bộ, ngành bị phớt lờ

    10:35, 22/04/2019

  • Sai phạm tại Gang thép Thái Nguyên: Vì sao phải khởi tố, bắt giam 5 cán bộ lãnh đạo

    Sai phạm tại Gang thép Thái Nguyên: Vì sao phải khởi tố, bắt giam 5 cán bộ lãnh đạo

    12:52, 20/04/2019

  • Hơn 5.000 công nhân Gang thép Thái Nguyên cầu cứu Chính phủ

    Hơn 5.000 công nhân Gang thép Thái Nguyên cầu cứu Chính phủ

    10:00, 25/03/2019

  • Thái Nguyên tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

    Thái Nguyên tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

    15:24, 26/11/2018

"Ngoài ra, chè là sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng nhất của tỉnh, hai năm chúng ta lại tổ chức Festival Trà nhưng sức lan tỏa về thương hiệu chè của tỉnh vẫn chưa thực sự cao. Người nông dân cũng như các doanh nghiệp, hợp tác xã rất mong cơ quan chính quyền đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào cuộc mạnh mẽ hơn, có hướng dẫn chi tiết cụ thể hơn nữa giúp bà con liên kết lại với nhau để định hướng phát triển bền vững và đưa thương hiệu chè không chỉ lan tỏa trong nước mà còn vươn tầm quốc tế”, ông Thu chia sẻ.

Đồng quan điểm với Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Sông Công, ông Đỗ Văn Cương, Giám đốc công ty thực phẩm thái Cương khẳng định, chúng ta vẫn nhắc nhiều tới câu chuyện, quy mô sản xuất hiện nay của người dân nhỏ lẻ, manh mún, hay câu chuyện được mùa mất giá,.. nhưng trên thực tế không ai muốn như vậy, các HTX hay các doanh nghiệp, cũng không mong muốn như vậy.

“Doanh nghiệp cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để liên kết, đoàn kết lại được với nhau để tạo ra những sản phẩm tốt hơn và thương hiệu lớn mạnh hơn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải quy hoạch được vùng nguyên liệu phù hợp với thổ nhưỡng của từng địa phương, khi đó mới có thể đưa khoa học công nghệ vào để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Muốn làm được như vậy, lãnh đạo chính quyền, người dân và doanh nghiệp phải cùng tìm được tiếng nói chung, ngồi cùng và đồng hành với doanh nghiệp đến cùng, khi đó sẽ tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao và bền vững”, ông Cương nói.

Ông Nguyễn Văn Thời – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Tỉnh Thái Nguyên cho rằng các doanh nghiệp, HTX phải tự giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình, không ai có thể làm thay các doanh nghiệp

Ông Nguyễn Văn Thời - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Tỉnh Thái Nguyên cho rằng các doanh nghiệp, HTX phải tự giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình, chủ động liên kết lại với nhau, không ai có thể làm thay các doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Tỉnh Thái Nguyên, các doanh nghiệp vẫn kiến nghị là không có sản phẩm đầu ra, nhưng trên thực tế, đứng trên cương vị là một người tiêu dùng tôi thấy nhiều doanh nghiệp của chúng ta chưa chủ động. Chưa biết cách tự quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình, chưa biết cách liên kết lại với nhau hình thành chuỗi sản xuất lớn.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, HTX cho rằng tỉnh thiếu quy hoạch về vùng nguyên liệu đủ lớn, đủ sạch và đảm bảo an toàn thực phẩm. Để trả lời cho câu hỏi này, ông Lương Văn Vượng, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thái Nguyên khẳng định, các doanh nghiệp chỉ cần có đơn đặt hàng cụ thể, chi tiết thì ngành nông nghiệp sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp về vùng sản xuất nguyên liệu.

"Tuy nhiên, bài toán khó nhất giữa người nông dân và doanh nghiệp không liên kết được là do không tìm được tiếng nói chung. Doanh nghiệp muốn lợi nhuận nhiều, người nông dân muốn giá thành sản phẩm mình bán ra cao, theo tôi doanh nghiệp phải đưa ra giá hợp lý thì người nông dân sẽ sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp. Còn quy trình sản xuất và vấn đề an toàn thì ngành nông nghiệp hoàn toàn có thể đảm bảo cho phía doanh nghiệp”, ông Vượng nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Văn Thời, nhà nước đã có chính sách hỗ trợ, tỉnh cũng đã có cơ chế hỗ chợ liên kết cho các doanh nghiệp, HTX. Vì vậy, các doanh nghiệp, HTX phải tự giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình, chủ động liên kết lại với nhau, không ai có thể làm thay các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các sản phẩm phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật, đăng kí mã số, mã vạch, các giấy chứng nhận an toàn thực phẩm… như vậy thì mới cạch tranh được với các sản phẩm khác và mới có cơ hội vào những thi trường lớn hơn, ông Thời nói.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tăng cường liên kết xây dựng thương hiệu nông sản địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO