Đây là nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) vừa được đơn vị này công bố mới đây.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 18/07/2018
05:00, 17/07/2018
05:15, 16/07/2018
05:00, 10/07/2018
05:27, 05/07/2018
12:02, 03/07/2018
11:03, 28/06/2018
18:10, 24/06/2018
04:00, 18/06/2018
Theo đó, IMF cho rằng động lực phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2018 do được hỗ trợ bởi quá trình cải cách, sản lượng tiềm năng cao, đà phục hồi chung trên toàn cầu, và những cam kết về ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính của chính phủ.
Đầu năm 2018, tăng trưởng của Việt Nam được dự báo ở mức 6,6%. Lạm phát được dự báo sẽ ở khoảng dưới mức mục tiêu 4% do giá dầu cao hơn. Theo IMF, nếu các cải cách được duy trì với tốc độ hiện tại, tăng trưởng hàng năm của Việt Nam hoàn toàn có khả năng đạt 6,5% sau năm 2018.
IMF cũng dự báo tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức 6,6% trong năm 2018, trong khi lạm phát giữ ở dưới mức mục tiêu 4%. Thặng dư thương mại có thể giảm dần trong trung hạn, song dự trữ ngoại tệ sẽ đủ cho khoảng 2 đến 3 tháng nhập khẩu.
Vẫn theo IMF, các cải cách của Việt Nam cần phải được mở rộng và tăng tốc để giải quyết các rào cản còn lại nhằm thu hút thêm đầu tư và nâng cao năng suất lao động.
Các lĩnh vực cần được ưu tiên bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao; tiếp tục cắt giảm các rào cản pháp lý và chuyển sang áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về hiệu quả quản lý, tính minh bạch và chất lượng dữ liệu để hỗ trợ đầu tư; cải cách giáo dục đại học; tiếp tục cải cách trong các doanh nghiệp nhà nước.
Trong báo cáo đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam năm 2017 và nửa đầu 2018, IMF nhận định nền kinh tế đang tiếp tục đà tăng trưởng tích cực. Động lực tăng trưởng của nền kinh tế dựa trên sự ổn định kinh tế vĩ mô, nỗ lực cải cách kinh tế và dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
IMF cũng đưa ra các khuyến nghị chủ chốt đối với Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, những thách thức ngắn và dài hạn đối với nền kinh tế như đối đầu thương mại giữa các nền kinh tế lớn, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, ô nhiễm môi trường và sự già hoá của lực lượng lao động.
Theo IMF, Việt Nam cần chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt để ứng phó với những chấn động bất ngờ bên trong và bên ngoài. Việt Nam nên chuyển dịch dần chính sách tiền tệ từ dựa trên điều hành tỷ giá, sang ổn định lạm phát mục tiêu. Nó có thể đòi hỏi vài năm nhưng IMF hy vọng dần dần sẽ tạo thêm độ linh hoạt cho tỷ giá, khi đó nền kinh tế có thể dễ dàng hơn trong ứng phó với các cú sốc.