Tăng trưởng kinh tế - Cú sốc nguồn cung?

Diendandoanhnghiep.vn Sự gián đoạn hiện tại trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc, một cú sốc nguồn cung, làm suy giảm triển vọng kinh tế của cả các nền kinh tế thượng nguồn và các quốc gia hạ nguồn.

Đó là nhận định từ nhóm phân tích CTCK Rồng Việt trong báo cáo mới phát hành vừa qua. Theo nhóm phân tích này, các số liệu kinh tế được công bố bởi Tổng cục Thống Kê, cho thấy sụt giảm tiêu thụ và sản xuất trong nước.

Sự phục hồi có thể xảy ra trong thời gian tới phụ thuộc rất nhiều vào sự hồi phục hoạt động sản xuất tại Trung Quốc do gián đoạn gần đây của chuỗi cung ứng, một vài trong số đó rõ ràng liên quan đến COVID-19. Hỗ trợ của chính phủ là điều bắt buộc để ổn định nền kinh tế.

Nhiều chỉ số kinh tế giảm đáng kể

Doanh thu doanh số bán lẻ trong 2 tháng 2020 ước tính là 863,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2014. Loại trừ yếu tố lạm phát, tăng trưởng chỉ ở mức 5,4% yoy, chỉ bằng một nửa mức độ tăng trưởng của cùng kỳ năm trước.

Hầu hết các chỉ số cấu thành, chẳng hạn như doanh thu hàng hóa, khách sạn và du lịch giảm đáng kể. Lần gần nhất Việt Nam ghi nhận sự chậm lại như vậy là vào năm 2015, trùng hợp với sự sụt giảm lớn trong tăng trưởng kinh tế và thị trường tài chính Trung Quốc.

Doanh số của các nhà bán lẻ trong hai tháng đầu năm tăng 9,8% yoy, thấp hơn mức 13,3% cùng kỳ năm ngoái. Người tiêu dùng đang tự bảo vệ mình trước nguy cơ lây nhiễm cộng đồng từ dịch COVID-19 và hạn chế tham gia tối đa các sự kiện công cộng, thậm chí các lễ hội truyền thống vào đầu năm.

Trong khi đó, sự lây lan của dịch bệnh trên quy mô toàn cầu đã thúc đẩy chính phủ các nước kiểm soát chặt chẽ biên giới và hạn chế lượng khách du lịch quốc tế. Tổng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam đã giảm gần 22% yoy trong 2T2020. Do đó, một số nhà cung cấp dịch vụ khách sạn đã tạm thời chậm hoạt động. Tổng doanh thu của ngành này chỉ tăng 1,7% yoy, so với mức 10,8% yoy trong năm ngoái. Ngành du lịch bị ảnh hưởng trên quy mô rộng.

Sản xuất công nghiệp chỉ tăng 6,2% yoy, thấp hơn so với cùng kỳ hai năm trước. Đóng góp lớn nhất đến từ việc Samsung tăng công suất để hoàn thành các đơn đặt hàng cho điện thoại thông minh mới của họ cũng như việc sản xuất ô tô của Vinfast, bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2019. Theo đó, sản lượng sản xuất tại các tỉnh Bắc Ninh và Hải Phòng tăng trưởng tốc độ hai chữ số.

Tuy nhiên, điều này là không đủ để bù đắp ảnh hưởng bất lợi của COVID-19 đối với ngành sản xuất Việt Nam. Các nhà sản xuất điện tử đã công bố triển vọng ngắn hạn ban đầu của họ và cho thấy doanh thu và sản lượng thấp hơn do giảm đơn đặt hàng mới cũng như thiếu nguồn cung. Điều đó đã được phản ánh trong một báo cáo của IHS đã khảo sát hàng trăm nhà sản xuất trong các ngành nghề khác nhau tại Việt Nam.

Điều đáng chú ý nhất là sự thu hẹp của sản xuất vào tháng 2/2020, chưa từng thấy kể từ năm 2013 khi nền kinh tế ở đáy. Trong khi nhiều người được hỏi đề cập đến giảm nhẹ trong nhu cầu hàng tiêu dùng và hàng hóa trung gian nhẹ nhàng hơn, mối quan tâm lớn nhất là hiệu suất của các nhà cung cấp giảm sút vì các công ty gặp khó trong việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào thiết yếu từ Trung Quốc. Biên lợi nhuận của các công ty bị ảnh hưởng do chi phí đầu vào tăng.

Điều đáng khích lệ, cho đến nay vẫn chưa có sự thay đổi đáng kể nào về giá đầu ra - VDSC nhận định.

Trên toàn cầu, mặc dù tác động tiêu cực đối với hoạt động kinh tế từ COVID-19 dự kiến chỉ là tạm thời, không có nghi ngờ gì về sự tổn hại đến kết quả tăng trưởng cả năm. Là một trong ba trung tâm sản xuất quan trọng nhất trên toàn cầu, sự gián đoạn hiện tại trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc, một cú sốc nguồn cung, làm suy giảm triển vọng kinh tế của cả các nền kinh tế thượng nguồn (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông) và các quốc gia hạ nguồn (Thái Lan, Việt Nam, Malaysia,…).

Hầu hết các chỉ số sản xuất PMI của Châu Á đã giảm xuống dưới 50 điểm vào tháng 2, ngoại trừ Indonesia và Philippines. Các nhà sản xuất điện tử tại Việt Nam lo ngại về sự thiếu hụt đầu vào cần thiết vì gần một nửa trong số đó được nhập khẩu từ các nhà cung cấp Trung Quốc. Tương tự, các nhà sản xuất máy móc và dệt may cảnh báo sẽ hết nguyên liệu tồn kho từ giữa đến cuối tháng 3 trong khi các ngành công nghiệp khác đã giảm công suất.

Do đó, điểm quan trọng cần theo dõi ngay từ bây giờ là liệu Trung Quốc có khởi động lại thành công hoạt động kinh tế sau thời gian bị gián đoạn và có hay không một đợt nhiễm coronavirus nào nữa khi công nhân quay lại nhà máy từ nửa cuối tháng 2.

Hiện tại, vẫn còn sớm để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên và chúng ta nên tiếp tục theo dõi cập nhật dịch bệnh.

Kịch bản nào xảy ra?

Nhóm phân tích đã đưa ra các kịch bản khác nhau về cách COVID-19 có thể phát triển, đánh giá ban đầu về việc khởi động lại sản xuất của Trung Quốc cũng như các chính sách hỗ trợ của Việt Nam và các quốc gia khác. Đầu tiên, tin rằng nền kinh tế toàn cầu đang ở trong giai đoạn tăng trưởng cuối chu kỳ nhưng khả năng suy thoái toàn cầu vào năm 2020 là rất thấp.

Kịch bản cơ sở được nhấn mạnh bởi ba điểm chính: Đông Á, Trung Đông và Châu Âu chứng kiến sự gia tăng liên tục của dịch bệnh trước khi ghi nhận sự giảm các trường hợp mới vào đầu quý 2. Những điều này có thể gây ra sự thiếu hụt tiền mặt trong nền kinh tế khi sự gia tăng đột biến trong tiết kiệm có thể dẫn tới sự “rò rỉ” tiền trong hệ thống và giảm khả năng tạo tín dụng.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cải thiện trong quý 2 nhờ vào kết quả của các biện pháp ngăn chặn và đáp ứng y tế quy mô lớn đang diễn ra. Nhu cầu phục hồi từ quý 3, và phụ thuộc vào sự phát triển của bệnh.

VDSC đề cập tới hai chỉ số quan trọng gián tiếp đo lường sự hồi phục hoạt động kinh tế, gồm: tiêu thụ than hàng ngày của các nhà sản xuất điện lớn và mật độ giao thông tại các thành phố lớn của Trung Quốc. Cho đến ngày 29/02, mức tiêu thụ than kể trên vẫn cách xa mức bình quân các năm trước trong khi mật độ tại các thành phố lớn mới chỉ phục hồi một cách khiêm tốn so với đầu năm. Do đó, không loại trừ khả năng các số liệu đưa ra đã cường điệu hóa thực tế và nền kinh tế đang hoạt động quá thấp so với năng suất.

Nhóm phân tích dự báo và tin rằng hoạt động kinh tế của Trung Quốc chỉ có thể tiệm cận công suất tối đa trong quý 2. Điều đó sẽ tác động tiêu cực tới nguyên liệu đầu vào của các nhà máy sản xuất Việt Nam do phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt đầu vào hoặc chịu gánh nặng chi phí tăng cao và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn.

Mặc dù chúng ta đều kỳ vọng về kịch bản hồi phục mạnh trở lại một khi tác động của dịch bệnh tiêu biến nhưng những ẩn số về mức độ phức tạp và thời gian hồi phục sau cú sốc cung này thật khó xác định. Đây chính là rủi ro suy giảm kinh tế nghiêm trọng và thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách nhanh chóng đưa ra các gói kích thích kinh tế-tài chính.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng trưởng kinh tế - Cú sốc nguồn cung? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713305496 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713305496 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10