Tạo đà cho doanh nghiệp đi nhanh, đi xa

Diendandoanhnghiep.vn Các FTA mà Việt Nam tham gia đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

>> Sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành điện tử Việt Nam

Doanh nghiệp Việt Nam muốn đi nhanh, đi xa thì điều kiện tiên quyết là sự nỗ lực tự đổi mới sáng tạo, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển và nắm bắt cơ hội trong bối cảnh mới.

Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với Diễn đàn Doanh nghiệp.

- Bộ trưởng có thể chia sẻ về những cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực từ năm 2022?

Hiệp định RCEP có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 sẽ kết nối 4 Hiệp định Thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng đối tác trước đây, tạo thành 1 khu vực thương mại tự do mới hơn; trong đó áp dụng 1 quy tắc xuất xứ và các quy định tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư.

Điều này giúp phát triển các chuỗi cung ứng khu vực, mở ra thị trường xuất khẩu ổn định và lâu dài cho Việt Nam, cũng như tạo cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19.

Tuy nhiên, để có thể tận dụng hiệu quả những lợi ích mà các hiệp định này đem lại, các doanh nghiệp, hiệp hội cần chủ động tìm hiểu thông tin, nghiên cứu kỹ về các FTA để nắm vững cam kết của Việt Nam và đối tác trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiến tới tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực.

Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam sớm tiếp cận và khai thác tối ưu những thuận lợi mà các FTA Việt Nam tham gia mang lại, Bộ Công Thương đang xây dựng Kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP, như đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin về các cam kết của FTA đến các đơn vị, tổ chức có liên quan và các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Để đóng góp vào thành tích xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2021, các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA hay UKVFTA... cũng có vai trò rất quan trọng và tạo ra những cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, thưa Bộ trưởng?

Các FTA mà Việt Nam tham gia đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Đóng góp tích cực cho thành tích xuất nhập khẩu có nguyên nhân là các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA) đang được thực thi một cách toàn diện và hiệu quả. Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này đều đạt mức tăng trưởng cao bất chấp đại dịch.

Đặc biệt, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã tạo cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu. Không chỉ đạt được giá trị thương mại xuất nhập khẩu hai chiều, hoạt động thu hút đầu tư của Việt Nam - EU cũng đã đạt được những kết quả khả quan.

Các FTA thế hệ mới đã cụ thể hoá định hướng, đa dạng hoá thị trường cho hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Qua đó, hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới.

>> Thay đổi chuỗi giá trị toàn cầu: Kỳ III - Những khuynh hướng mới

fd

Doanh nghiệp Việt Nam muốn đi nhanh, đi xa thì điều kiện tiên quyết là sự nỗ lực tự đổi mới sáng tạo, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Năm 2022 được coi là năm phục hồi cho tăng trưởng của giai đoạn 2021-2025. Vậy, Bộ Công Thương sẽ có kế hoạch cụ thể gì trong hoạch định chính sách để tạo đà giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất, thưa Bộ trưởng?

Bộ Công Thương sẽ tập trung vào các giải pháp của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân; theo dõi diễn biến dịch bệnh COVID-19 và trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia để tham mưu Chính phủ các giải pháp điều hành ứng phó với các yếu tố bất lợi.

Bộ sẽ thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do, nhất là các FTA thế hệ mới nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội và hạn chế thách thức.

Để thích ứng với tình hình mới, Bộ Công Thương tiếp tục tổ chức các chương trình giao thương, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới.

Phối hợp với bộ, ngành chức năng thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giảm các chi phí khai thác hạ tầng vận tải nhằm hỗ trợ hoạt động thương mại, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.

Tập trung triển khai các thủ tục hành chính về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; tăng cường dự báo tình hình thị trường, chính sách, tập quán buôn bán… giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và thâm nhập thị trường hiệu quả.

Triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng như theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, kịp thời ứng phó khi thị trường có biến động bất thường, nhất là mặt hàng nông sản, thực phẩm thiết yếu.

- Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tạo đà cho doanh nghiệp đi nhanh, đi xa tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711714597 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711714597 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10