Tạo “đường băng” để du lịch nông nghiệp cất cánh

Diendandoanhnghiep.vn Nông nghiệp Việt Nam được xem là thế mạnh để xây dựng hệ sinh thái du lịch ở địa hạt giàu tiềm năng này nhưng lâu nay vẫn đang loay hoay vì gặp nhiều rào cản về cơ chế.

>>Kích hoạt “cỗ máy in tiền” cho du lịch Việt Nam

Trong khi đó, theo Luật Đất đai hiện hành và các quy định pháp luật liên quan, để phát triển đồng bộ hạ tầng du lịch nông nghiệp, tạo chuỗi giá trị thì khâu kết nối theo hướng chuyên chuyên nghiệp còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, tháo gỡ.

Thiếu “nhạc trưởng” chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp

Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và Quyết định 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đang được cụ thể hoá vào thực tiễn ở nhiều địa phương.

Một số đề án phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã được các tỉnh, thành triển khai, áp dụng thông qua nhiều cơ chế, chính sách, tạo động lực cho ngành du lịch phát triển theo hướng đa dạng, phong phú, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.

Trong những năm gần đây, ngành du lịch nông nghiệp (agritourism) cũng đang là thị phần giàu tiềm năng được nhiều nhà đầu tư hướng tới bằng việc mở rộng các tour, xây dựng hệ sinh thái phục vụ nhu cầu khách hàng. Thực tế, trên thế giới, loại hình agritoursim xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 và sớm được nhân rộng trên nhiều nước, châu lục…

Vậy nhưng, để phát triển theo chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ du khách tại Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được lấp đầy. Trong khi đó, đặc thù của du lịch nông nghiệp chính là sự kết hợp giữa các giá trị tự nhiên và giá trị văn hoá truyền thống tại khu vực nông thôn vẫn còn bỏ ngỏ ở nhiều địa phương.

Một số chuyên gia nhận định, thực trạng các sản phẩm du lịch nông nghiệp hiện nay ở nước ta rất đa dạng nhưng còn ít tính mới, khá trùng lặp và kém hấp dẫn

Một số chuyên gia nhận định, thực trạng các sản phẩm du lịch nông nghiệp hiện nay ở nước ta rất đa dạng nhưng còn ít tính mới, khá trùng lặp và kém hấp dẫn

Cụ thể, các mô hình đơn giản của chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp hiện vẫn chưa được hình thành, người dân làm du lịch nông nghiệp theo hướng tự phát là chủ yếu. Các tour du lịch loại hình này cũng chưa được quan tâm, đầu tư xứng tầm mà chủ yếu là khách tự tìm hiểu, tự đến. Ngay tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửa Long, các vườn trái cây ở An Bình (Vĩnh Long), Phong Điền (Cần Thơ), Viet Mekong Farmsaty (Đông Tháp)…người dân cũng tự xây dựng và du lịch cũng tự tìm đến. Có chăng, các chuỗi liên kết cũng chỉ xuất hiện lác đác ở một vài nơi như Làng văn hoá du lịch Sa Đéc (Đông Tháp), Làng văn hoá du lịch Chợ Lách (Bến Tre), Làng văn hoá du lịch Đất Mũi (Cà Mau)… Phía Bắc có Mộc Châu – Sơn là trong những năm qua nổi lên thành “điểm sáng” trong việc khai thác các sản phẩm nông nghiệp trong du lịch vùng nông thôn.

>>Đà Nẵng tung ưu đãi hút khách du lịch MICE quốc tế

Một số chuyên gia nhận định, thực trạng các sản phẩm du lịch nông nghiệp hiện nay ở nước ta rất đa dạng nhưng còn ít tính mới, khá trùng lặp và kém hấp dẫn. Đáng quan tâm, vấn đề nhận thức về tầm quang trọng của chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp hiệnh chưa được quan tâm đúng tầm, sự liên kết giữa các bên liên quan còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa mang tính hữu cơ và ổn định, thiếu “nhạc trưởng” khâu nối.

Đặc biệt, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ chế đất đai để đáp ứng nhu cầu phát triển chưa tương xứng dẫn đến sức bật của loại hình du lịch nông nghiệp vốn dĩ giàu tiềm năng còn bộc lộ nhiều yếu kém.

Nâng tầm du lịch nông nghiệp Việt

Thực tế cho thấy, một trong những xu hướng hiện nay là du lịch nông thôn gắn liền với những chuyến đi ngắn ngày, gần nơi sinh sống của du khách đang được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn. Trên thế giới, loại hình du lịch nông nghiệp đã được coi trọng từ nhiều thập niên qua bởi loại hình này đóng góp to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về các giá trị tự nhiên, văn hoá, xã hội, lịch sử và bảo vệ môi trường.

Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia có diện tích vùng nông thôn lớn và đa dạng, có điều kiện tự nhiên khác nhau đã tạo nên những đặc trưng độc đáo trong ẩm thực, văn hoá truyền thống…mở ra nhiều cơ hội để ngành du lịch nông nghiệp tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân vùng bản địa.

Tuy nhiên, trong cơ cấu tổng thu nhập của người dân vùng nông thôn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%, thu nhập từ các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ chiếm 73%. Chính vì vậy, để nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, hoạt động sản xuất khó đạt được giá trị gia tăng cao, ngoài việc tiếp tục thúc đẩy nông nghiệp, cần phải đa dạng hoá ngành nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

Du lịch nông nghiệp gắn với tham quan, khám phá các ngành nghề truyền thống vùng nông thôn vẫn đang là nguồn tài nguyên chưa được khai thác, phát triển theo hướng bền vững để hấp dẫn du khách thập phương

Du lịch nông nghiệp gắn với tham quan, khám phá các ngành nghề truyền thống vùng nông thôn vẫn đang là nguồn tài nguyên chưa được khai thác, phát triển theo hướng bền vững để hấp dẫn du khách thập phương

Đặc biệt, phát triển du lịch nông nghiệp đang là một hướng đi mới, góp phần phát huy lợi thế, khai thác giá trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn. Vậy nhưng, du lịch nông nghiệp ở nước ta hiện đang chủ yếu dựa vào những yếu tố tự nhiên như vườn cây, ruộng lúa, hồ sen, ao cá, vựa rau…có sẵn và phát triển tham quan, trải nghiệm, ăn uống, mua trái cây, đặc sản và chỉ gói gọn trong ngày nên thu nhập không nhiều.

Đáng quan tâm, những cơ sở đầu tư thành khu nghỉ dưỡng phù hợp ở vùng nông thôn, với phòng ngủ, nhà hàng, view ngắm cảnh, trải nghiệm dài ngày…cho hiệu quả kinh doanh tương xứng và phục vụ được những du khách muốn có kỳ nghỉ dài ngày ở vùng nông thôn còn thiếu. Đó là chưa nói tới sản phẩm dịch vụ ở các vùng nông thôn còn mang tính đơn điệu, dễ dẫn đến sự nhàm chán vì thiếu cái mới, độc, lạ…

Ông Đoàn Mạnh Cường - Vụ văn hoá, Giáo dục (Văn phòng Quốc hội) cho rằng, chuỗi giá trị trong du lịch nông nghiệp – nông thôn phải đến được những đối tượng được hưởng lợi trực tiếp như hộ kinh doanh du lịch, doanh nghiệp kết nối và những người hưởng lợi gián tiếp gồm nông dân tham gia vào cung cấp sản phẩm nông nghiệp trong du lịch.

>>“Mùa vàng” Sa Pa thu hút khách du lịch

Hiện nay có khá nhiều mô hình phát triển du lịch nông nghiệp trên cả nước. Vậy nhưng, loại hình này vẫn còn một số hạn chế, bất cập như chưa có tầm nhìn dài hạn, hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu. Cá biệt, nhiều nơi phát triển mang tính tự phát, nhỏ lẻ, manh mún; Chưa có sự liên kết phát triển du lịch nông nghiệp giữa các địa phương trong tỉnh và giữa các các tỉnh với nhau.

Chính vì vậy, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả du lịch gắn với nông nghiệp bền vững, các cấp ngành và địa phương cần sớm xây dựng chiến lược phát triển loại hình này phù hợp với mô hình “tăng trưởng xanh” gắn với đặc thù, khả năng của từng địa phương. Qua tâm tới cơ chế, chính sách cụ thể từ phía nhà nước để khơi dậy sức dân, phát triển du lịch nông nghiệp theo hướng bền vững, đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tạo “đường băng” để du lịch nông nghiệp cất cánh tại chuyên mục Du lịch của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711725808 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711725808 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10