Tạo thể chế để ứng phó với chu kỳ khủng hoảng

Đại Dương 16/06/2018 06:35

Từ đầu 2018 đến nay, tại các diễn đàn kinh tế, cụm từ “chu kỳ khủng hoảng” được đề cập đến nhiều. Theo đó, có vẻ cứ 10 năm thì thế giới nói chung và Việt Nam lại gặp phải một cuộc khủng hoảng kinh tế.

Tại cuộc hội thảo về chủ đề “Củng cố và tạo lập nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh mới ở Việt Nam”, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã “đặt hàng” các chuyên gia để tìm giải pháp cho kinh tế Việt Nam.

br class=

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội thảo “Củng cố và tạo lập nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh mới ở Việt Nam”. Ảnh: Thành Chung

Cảnh báo không thừa

Chính phủ, các bộ, ngành, chuyên gia… đều đưa ra những nhận định, cảnh báo và giải pháp. Nhưng có lẽ, ở một góc độ nào đó, những giải pháp luôn phải là yếu tố quyết định để ứng phó kịp thời với nguy cơ khủng hoảng để giảm thiệt hại thấp nhất cho nền kinh tế, cũng như tìm ra những cơ hội cải cách trong khủng hoảng.
Tuy vậy, kinh nghiệm từ quá khứ cho thấy, trong ứng phó với khủng hoảng chu kỳ, thì vai trò của người lãnh đạo là rất quan trọng.

Dù chưa có dấu hiệu rõ ràng, song những lo ngại về một “chu kỳ khủng hoảng 10 năm” và tác động của chu kỳ này tới kinh tế - xã hội Việt Nam đã bắt đầu được nhắc đến. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có sự chuẩn bị cho những phản ứng chính sách của mình.

TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT nhớ lại thời điểm khủng hoảng kinh tế 1997. Lúc ấy, Thủ tướng Phan Văn Khải trở thành nhà lãnh đạo kiên quyết, khác hẳn với tính cách thường ngày của mình. TS Lưu Bích Hồ từng đặt ra câu hỏi: “Tại sao trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải kinh tế có vượt qua được những cuộc khủng hoảng, không những tăng trưởng cao mà còn lành mạnh?”. Rồi ông tự trả lời: “Đó chính là vì Thủ tướng không duy ý chí, biết dùng tham mưu gồm những người cự phách luôn luôn bên cạnh mình”. Mới đây, chủ đề khủng khoảng chu kỳ 10 năm lại được đích thân Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã đặt hàng các chuyên gia nghiên cứu trong hội thảo vào ngày Chủ nhật, ngày 10/6 tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Hẳn nhiên, nguy cơ diễn ra khủng hoảng chu kỳ 10 năm là có thật nếu căn cứ vào ý kiến của các chuyên gia, tổ chức trong nước và quốc tế. Cũng bởi nếu năm 1997, cùng với việc kinh tế Việt Nam chưa hội nhập sâu rộng, đạt quy mô như hiện nay, tác động của khủng hoảng vì thế không rõ nét, thì hiện nay, tình hình chắc chắn phải khác.

Có thể bạn quan tâm

  • WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có xu hướng giảm

    15:39, 11/06/2018

  • Việt Nam làm gì để đối phó với "chu kỳ khủng hoảng" kinh tế?

    06:30, 14/06/2018

  • Nguy cơ khủng hoảng nền kinh tế mới nổi

    03:13, 12/05/2018

Phát huy nội lực

Khủng hoảng chu kỳ 10 năm đúng là một “bóng ma ám ảnh”. Không phải vô lý khi Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo “cuộc vui nào rồi cũng kết thúc” và 2018 sẽ là năm đầu tiên có thể xảy ra khủng hoảng.

Cách đây vài ngày, WB lại khẳng định 2 năm tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm dần, tốc độ hồi phục tại các nền kinh tế mới nổi và xuất khẩu nguyên vật liệu đi dần theo chiều ngang. Nhưng quan trọng hơn cả, từ nhiều năm nay, tình hình thế giới biến động khôn lường, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, thị trường tài chính tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn… vẫn là những mối lo thường trực, nhất là đối với những nền kinh tế đang phát triển, phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam. Nếu để ý rằng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của kinh tế Việt Nam hiện bằng 193% GDP thì bất kể một sự thay đổi chính sách, biến động và đặc biệt là khủng hoảng của thế giới, sẽ khiens cho kim ngạch xuất khẩu này bị ảnh hưởng.

Không nói đâu xa, chỉ riêng những “cuộc giải cứu nông sản”, ngoài những nguyên nhân nội tại, thì nguồn cơn của nó chính là sự thay đổi chính sách, biến động từ những đối tác xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, khi những con số tăng trưởng của Việt Nam từ đầu năm 2018 đến nay có vẻ cao, nhưng ít nhiều vẫn còn có những “băn khoăn” về tính xác thực của nó. Điều đó cũng có nghĩa là, niềm tin kinh doanh vẫn là một trong những yếu tố then Mà điều kiện tiên quyết để phát huy nội lực chính là phải xây dựng một thể chế kinh tế phát triển, một môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh, minh bạch. Nó quan trọng hơn tất cả những nỗi lo ngại và cả những biện pháp thiếu thực tế. chốt cần được củng cố.

Chính vì vậy, dù tăng trưởng kinh tế đang ở mức cao, song Việt Nam vẫn cần cẩn trọng, thậm chí cần tầm nhìn xa, dự báo cả giai đoạn 2019 - 2020 để sớm chuẩn bị các phương án ứng phó. Một thông tin rất đáng chú ý, đó là lo ngại trước chu kỳ khủng hoảng 10 năm, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Công Thương… xây dựng báo cáo đánh giá rõ những rủi ro, thách thức Việt Nam phải đối mặt từ nay tới năm 2020 và những năm tiếp theo. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng “đặt hàng” các chuyên gia đưa ra hàng loạt lời giải cho nhiều vấn đề cốt lõi của nền kinh tế, trong đó có chuyện “chu kỳ khủng hoảng 10 năm”.

Đây là cách hành xử hoàn toàn đúng đắn, góp phần giúp Việt Nam có những phản ứng chính sách kịp thời, phù hợp và hiệu quả một khi thực sự xảy ra chu kỳ khủng hoảng. Điều này sẽ đảm bảo để nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển cao và bền vững, tránh được các cú sốc bên ngoài, trong giai đoạn tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Tạo thể chế để ứng phó với chu kỳ khủng hoảng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO