Đã là công chức thì phải xử lý công bằng nhau. Chẳng lẽ chỉ có Thứ trưởng trở lên mới có vi phạm, có tham nhũng?
Mới đây, Bộ Nội vụ vừa trình Chính phủ tờ trình sửa đổi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Trong đó có những quy định liên quan đến việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức (CB-CC-VC) đã nghỉ hưu nhưng có vi phạm khi còn đương chức. Đáng chú ý, đang có những ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, Đại biểu, dư luận khi Bộ Nội vụ nghiêng về phương án chỉ kỷ luật cán bộ về hưu từ cấp Thứ trưởng trở lên.
Được biết, trước khi trình lên Chính phủ xem xét, Bộ Nội vụ đã nhiều lần tổ chức các cuộc Hội thảo để lấy ý kiến chuyên gia vào dự án Luật này, qua đó tổng hợp được nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng không nên xử lý, bởi vì về kỹ thuật lập pháp, Luật CB-CC chỉ áp dụng với CB-CC. Còn những người đã ra khỏi công vụ rồi thì không còn chức vụ gì nữa để xử lý hay cách chức..v..v.
Thế nhưng, việc nghiêng về phương án “xử lý từ cấp Thứ trưởng trở lên” của Bộ Nội vụ có vẻ như không làm thỏa mãn dư luận, cũng như đối nghịch với quan điểm, quyết tâm xử lý sai phạm, tham nhũng của người đứng đầu Đảng, Nhà nước là “không có vùng cấm” – nó giống như “phát súng lệnh” tiên phong khiến cho những ai “nhúng chàm” cũng phải e dè, run rẩy.
Trên thực tế, dưới cấp Thứ trưởng còn có Tổng Cục trưởng - một chức vụ cũng có thể có quyền năng “khuynh đảo”, vì Tổng Cục bản chất như một Bộ con, thậm chí quản lý còn khủng khiếp hơn. Ví dụ như Tổng cục thuế, Hải quan, Quản lý thị trường…
Có thể bạn quan tâm
00:00, 15/02/2019
12:17, 18/01/2019
16:23, 28/12/2018
06:30, 12/12/2018
14:01, 03/12/2018
17:05, 13/11/2018
05:47, 13/11/2018
10:42, 30/10/2018
Còn phía địa phương, kể cả Chủ tịch/Phó Chủ tịch tỉnh, Chủ tịch huyện/xã cũng đều là những người nắm giữ quyền lực rất lớn trong thực tế và cả quyền điều hành trực tiếp nên nguy cơ gây sai phạm, thiệt hại có khi còn ghê gớm hơn. Đơn cử như chỉ cần một người với cương vị là Chủ tịch/Phó Chủ tịch xã hay cán bộ địa chính xã thôi cũng đã biết hô biến của công, chiếm đoạt của người dân… Mỗi sai phạm ở mỗi nơi cứ vài tỉ, vài tỉ, cộng dồn lại sẽ là bao nhiêu? Đất nước, người dân sẽ còn nghèo mãi, khổ mãi.
Trong khi, Hiến pháp, pháp luật quy định rõ mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cũng đã tuyên bố “không có vùng cấm”. Tức là, CB-CC-VC dù ở cương vị nào, cấp nào thì cũng đều là công dân, khi đã vi phạm pháp luật, tùy mức độ sẽ phải chịu chế tài xử lý như nhau. Nói cách khác, muốn xã hội phát triển, xã hội công bằng thì bất cứ kỳ ai có tội đều phải xử lý theo pháp luật, không phân biệt địa vị xã hội, giàu-nghèo.
Liên quan đến việc “khoanh vùng” xử phạt này, có người nói: “Một Dự luật quá buồn cười như vậy mà cũng soạn thảo, trình trình Chính phủ xem xét. Những ai “thai nghén” ra cái Dự luật này này cần phải xem lại động cơ. Đây là kiểu luật gây bất bình trong nội bộ, tạo dư luận xấu trong xã hội, gây mất niềm tin trong nhân dân”.
Có lẽ vì thế mà Đại biểu Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội không ủng hộ phương án chỉ xử lý kỷ luật cán bộ đã về hưu với cấp từ Thứ trưởng trở lên. Ông cho rằng: “Đã là công chức thì phải xử lý công bằng nhau. Chẳng lẽ chỉ có Thứ trưởng trở lên mới có vi phạm, có tham nhũng? Đã không đưa vào luật thì thôi, nếu đưa vào thì tất cả cán bộ công chức có vi phạm mà đã nghỉ hưu đều phải xử lý công bằng với nhau” – Đại biểu Bùi Sĩ Lợi nói.
Với Dự luật này, cá nhân người viết không nghĩ là trình độ hiểu biết, kiến thức xã hội của các chuyên gia soạn luật kém, mà chỉ thất vọng về nhận thức lý luận cực kỳ sai lầm và nguy hiểm. Bởi, người đứng đầu đã nói “không có vùng cấm”, vậy sao cấp dưới lại “quy hoạch” vùng kỷ luật cán bộ đã nghỉ việc khi phát hiện sai phạm?
Làm vậy, cán cân công lý sẽ không còn hiệu lực và quan tham sẽ lấy mốc dưới Thứ trưởng tha hồ mà vơ vét, vi phạm.