Tập trung tàu cá tại Đá Ba Đầu: Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế như thế nào?

Diendandoanhnghiep.vn Việc Trung Quốc tập trung tàu cá tại Đá Ba Đầu làm gia tăng phức tạp tình hình trên Biển Đông, vi phạm các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

 Ảnh vệ tinh chụp hôm 23/3 cho thấy tàu Trung Quốc tại Đá Ba Đầu - Ảnh: AFP/Maxar Technologies

Ảnh vệ tinh chụp hôm 23/3 cho thấy tàu Trung Quốc tại Đá Ba Đầu - Ảnh: AFP/Maxar Technologies

Tại cuộc họp báo mới đây nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông và bảo vệ, thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, trên các vùng biển Việt Nam phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

"Hòa bình, ổn định hợp tác phát triển ở Biển Đông là nguyện vọng, mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, của các nước trong khu vực và toàn cộng đồng quốc tế". - Người phát ngôn nhấn mạnh và cho biết, việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 có ý nghĩa quan trọng để hiện thực hóa các mục tiêu nói trên.

"Việt Nam kêu gọi các nước đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông, thiện chí thực hiện luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về UNCLOS 1982, nghiêm chỉnh tuân thủ Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, đóng góp vào tạo dựng lòng tin, gìn giữ hòa bình, ổn định, thúc đẩy trật tự quốc tế trên biển và an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông". - Bà Lê Thị Thu Hằng, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam kêu gọi. 

Tàu dân binh Trung Quốc dàn hàng gần đá Ba Đầu ngày 7/3. Ảnh: NTF-WPS

Tàu dân binh Trung Quốc dàn hàng gần đá Ba Đầu ngày 7/3. Ảnh: NTF-WPS

Phân tích về hành vi vi phạm của Trung Quốc từ góc độ pháp lý, Th.S Võ Ngọc Diệp, nghiên cứu viên tại Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao phân tích tranh chấp ở Biển Đông bao gồm: Thứ nhất, tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với các thực thể nổi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Thứ hai, tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối các vùng biển được tạo ra bởi các thực thể đó.

Loại tranh chấp thứ hai được điều chỉnh bởi Công ước UNCLOS năm 1982, theo đó, quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của quốc gia “chủ nhân” của vùng biển, và quyền của các quốc gia khác khi đi lại, hoạt động hợp pháp trong vùng biển đó.

Theo Th.S Võ Ngọc Diệp, là quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, bao gồm đảo Sinh Tồn Đông, Việt Nam có chủ quyền đối với lãnh hải 12 hải lý bao quanh đảo Sinh Tồn Đông. Đá Ba Đầu là một rạn san hô lúc nổi lúc chìm nằm trong khu vực cách đảo Sinh tồn Đông 6-7 hải lý.

Theo quy định của luật quốc tế cũng như thực tiễn án lệ các cơ quan tài phán quốc tế, không quốc gia nào được phép chiếm đóng, yêu sách chủ quyền đối với rạn san hô này, và bản thân đá Ba Đầu cũng không có vùng biển riêng. Trái lại, Đá Ba Đầu thuộc về quốc gia có chủ quyền với “đảo nổi” nằm cách nó trong phạm vi 12 hải lý - chính là đảo Sinh Tồn Đông. Do đó, mọi hoạt động trên biển xảy ra trong khu vực này đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải Việt Nam.

Liên quan đến sách lược của Việt Nam ở Biển Đông, Thượng tướng Phan Văn Giang – Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, đang có những diễn biến căng thẳng phức tạp, đặt ra thách thức lớn trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Hiện đang có sự tranh chấp giữa các nước có liên quan đến Biển Đông như vùng tranh chấp, vùng chồng lấn, vùng chưa phân định rõ ràng, vùng nước lịch sử, vùng cùng đánh cá, thềm lục địa… chưa giải quyết được.

Những động thái ngoài thực địa mà Trung Quốc đã đang và sẽ thực hiện nó đi ngược lại với luật pháp quốc tế, với những hiệp định mà hai nước đã ký. Cụ thể: Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc với 90% diện tích Biển Đông, song nước này không công nhận phán quyết.

Hoặc, năm 2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc bộ. Giấy trắng, mực đen còn đó mà nay, Trung Quốc lại muốn xé bỏ nó đi thì quả là một đất nước vừa tham lam vừa lươn lẹo.

Hiện tại, Trung Quốc đã chiếm giữ trái phép và lấp biển xây dựng 7 bãi đá san hô thành đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, bao gồm Vành Khăn, Xu Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Gạc Ma và Tư Nghĩa (Huy Gơ), trong đó ba đá đầu tiên có diện tích lớn hơn, có đường băng sân bay.

Thế nhưng, cần khẳng định lại một lần nữa, dù trong quá khứ hay hiện tại, Việt Nam cũng luôn có đầy đủ cơ sở pháp lý chứng minh hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, bất chấp sự ngang ngược của Trung Quốc. Biển, đảo cũng giống như từng tấc đất trên trên đất liền, chúng cấu thành nên lãnh thổ Việt Nam thống nhất, có chủ quyền rõ ràng.

Tuy nhiên, thực tế hiện tại đòi hỏi chúng ta phải giải quyết bài bản, lâu dài chứ không thể nóng vội. Như Thượng tướng Phan Văn Giang nói: “Thực tế này đòi hỏi phải giải quyết bài bản, căn cơ, lâu dài, có chiến lược và sách lược mềm dẻo, đúng đắn, tôn trọng luật pháp quốc tế, trên Biển Đông ta thực hiện Công ước Luật biển 1982 và quy tắc DOC của các nước ASEAN với một số nước khác và tiến tới COC”. Hiện tại, những gì mà chúng ta đang ứng xử ở Biển Đông là sự khôn khéo, thận trọng. Chính điều đó vừa tránh rơi vào thế đối đầu vừa bảo vệ được chủ quyền và xây dựng phát triển đất nước.

Hãng tin AFP ngày 25/3 chia sẻ ảnh chụp vệ tinh của Công ty công nghệ Maxar Technologies (Mỹ) cho thấy cảnh các tàu Trung Quốc "dàn đội hình" tại Đá Ba Đầu hôm 23/3. Trong một ảnh chụp, nhiều tàu neo đậu san sát nhau, với nhiều lớp như vậy. Có hàng khoảng 50 tàu, có hàng khoảng 20 tàu...

Các ảnh chụp này được công bố vài ngày sau khi phía Philippines cho biết nhiều tàu được cho là tàu dân quân biển Trung Quốc xuất hiện tại Đá Ba Đầu, cũng như công bố các ảnh chụp cận cho thấy các tàu này.

Lúc đầu, các quan chức Philippines cho biết đã phát hiện khoảng 220 tàu Trung Quốc neo đậu tại Đá Ba Đầu hôm 7/3. Sau đó, Các lực lượng vũ trang Philippines (AFP) cho biết phát hiện 183 tàu được cho là tàu dân quân biển Trung Quốc vẫn tiếp tục có mặt tại đây hôm 22/3.

Đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Như có thể thấy từ các ảnh chụp vệ tinh, Đá Ba Đầu là rạn san hô có hình chữ V. Nhiều tàu Trung Quốc di chuyển vào khu vực bên trong đá hình chữ V này. 

Mặc dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 22/3 cho biết các tàu Trung Quốc xuất hiện ở Đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam là “tàu cá” đang trú ẩn trong điều kiện thời tiết xấu. Tuy nhiên, theo thông tin của Lực lượng chuyên trách biển Tây Philippines (NTF-WPS), dù thời tiết quang đãng nhưng những tàu của Trung Quốc vẫn không tham gia hoạt động đánh bắt, mà chỉ bật nhiều đèn màu sáng trắng lên vào ban đêm.

NTF-WPS cho rằng sự việc trên gây quan ngại về khả năng Trung Quốc đánh bắt quá mức và hủy diệt môi trường biển, cũng như gây nguy cơ đối với an toàn hàng hải. Philippines ngay sau đó thúc giục Trung Quốc đưa các tàu này ra khỏi khu vực. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tập trung tàu cá tại Đá Ba Đầu: Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế như thế nào? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713491587 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713491587 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10