Tàu Quảng Ngãi bị đâm ở Hoàng Sa: Làm gì để Trung Quốc bớt hung hăng?

Diendandoanhnghiep.vn Để đối đầu Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam cần sự hỗ trợ từ các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

Các ngư dân trên tàu QNg 96416TS cập cảng trình báo sự việc - Ảnh: T.Trực/NLĐ

Các ngư dân trên tàu QNg 96416TS cập cảng trình báo sự việc - Ảnh: T.Trực/NLĐ

Tại cuộc họp báo mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam đang yêu cầu điều tra, xác minh thông tin vụ việc tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm hỏng, lấy tài sản và thông báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam.

Thông tin ban đầu liên quan đến vụ việc tàu QNg 96416 TS từ các cơ quan chức năng cho biết, ngày 10/6, trong khi đang di chuyển cách đảo Lin-côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 7 hải lý về phía Nam, tàu cá QNg 96416 TS bị một tàu sắt mang số hiệu 4006 và một ca nô của Trung Quốc áp sát gây ra sóng lớn, khiến 16 ngư dân cùng nhiều vật dụng trên tàu cá Việt Nam rơi xuống biển; tàu bị nước tràn vào, có nguy cơ chìm.

Sau đó, một số người từ tàu Trung Quốc đã lên tàu cá Việt Nam bơm nước ra ngoài và đưa các ngư dân trở lại tàu. Trước khi rời đi, phía Trung Quốc dùng vũ lực ép thuyền trưởng tàu cá điểm chỉ vào một số giấy tờ bằng tiếng nước ngoài, lấy đi số lượng lớn hải sản, ngư cụ và trang thiết bị của tàu QNg 96416 TS.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết trong ngày 10/6, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh đã trao đổi với phía Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin vụ việc và thông báo kết quả cho các cơ quan chức năng của Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết.

"Bộ Ngoại giao đã đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam khẩn trương tiếp xúc với các ngư dân lấy thông tin, phối hợp điều tra xác minh làm rõ vụ việc và sớm có các biện pháp giao thiệp cần thiết với phía Trung Quốc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân" - bà Hằng nói thêm.

Bình luận về vấn đề này, GS Carl Thayer (ĐH New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc) nhận định lệnh cấm đánh bắt thường niên của Trung Quốc là phi pháp khi nó trùng lắp với khu vực vùng đặc quyền kinh tế của nước khác. 

Theo vị giáo sư này, lệnh cấm đánh bắt này rất phi pháp vì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với một khu vực hàng hải vượt quá sự cho phép của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc dựa trên quyền lịch sử, mà vốn dĩ đã bị Tòa trọng tài thường trực ở The Hague bác bỏ năm 2016.

"Qua việc đâm tàu cá Việt Nam nêu trên, Trung Quốc đã vi phạm Công ước về việc ngăn chặn hành động phi pháp chống lại an toàn hàng hải (SUA). 

Trong đó, SUA cấm việc chiếm quyền kiểm soát một con tàu bằng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực, thực hiện hành vi bạo lực đối với một người trên tàu nếu hành vi ấy có khả năng gây nguy hiểm cho sự an toàn của tàu và phá hủy, làm hỏng tàu hoặc hàng hóa trên tàu theo cách gây nguy hiểm cho việc di chuyển an toàn của tàu”. - GS Thayer cũng phân tích.

Bình luận về vấn đề nàyTiến sỹ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) cho rằng các hành động nêu trên của Trung Quốc báo hiệu các nguy hiểm kế tiếp có thể xảy ra cho ngư dân Việt Nam nếu tiếp tục đánh cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

"Đây là một phần của chiến thuật hăm dọa, răn đe của các lực lượng tàu bán quân sự Trung Quốc núp dưới cái tên tàu ngư chính hay tàu cá Trung Quốc để xua đuổi ngư dân các quốc gia khác khỏi ngư trường truyền thống của họ.

Do đó, ngoài phản đối ngoại giao, theo tôi Chính phủ nên tăng cường lực lượng cảnh sát biển để bảo vệ ngư trường và ngư dân. Nhà nước cũng nên hỗ trợ ngư dân các phương tiện, thiết bị viễn thám và dẫn đường hiện đại, giống như Trung Quốc đã trang bị miễn phí cho ngư dân của họ hệ thống dẫn đường Bắc Đẩu, giúp họ đánh bắt cá an toàn hơn." - Tiến sỹ Nguyễn Thành Trung nối.

Theo ông, đây vừa là biện pháp cần làm ngay, nhưng cũng là mục tiêu dài hơi, đòi hỏi quyết tâm chính trị từ lãnh đạo Việt Nam. "Tất nhiên, để đạt được điều này Việt Nam cần sự hỗ trợ từ các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới" - Tiến sỹ Nguyễn Thành Trung nói thêm.

Được biết, đến ngày 12/6, tàu cá QNg 96416TS và toàn bộ ngư dân trên tàu đã về tới cửa Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi an toàn. Các ngư dân hiện đang cách ly tại Trung tâm y tế Bình Sơn, Quảng Ngãi theo quy định phòng chống dịch Covid-19.

Hiện, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực thu thập và xác minh thông tin, làm rõ vụ việc và sẽ tiếp tục có các biện pháp giao thiệp với phía Trung Quốc, kiên quyết bảo vệ chủ quyền cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tàu Quảng Ngãi bị đâm ở Hoàng Sa: Làm gì để Trung Quốc bớt hung hăng? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711642636 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711642636 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10