Chiều ngày 5/3, tàu quân sự Mỹ USS Carl Vinson cùng tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain (CG-57) của Hải quân Mỹ chính thức cập bến cảng Tiên Sa, mở đầu cho chuyến thăm lịch sử, hữu nghị tại TP.Đà Nẵng.
Tàu USS Carl Vinson đến Đà Nẵng lần này có 3 hệ thống phòng chống tên lửa diệt hạm và 1 hệ thống phòng chống ngư lôi; tàu có thể mang theo tối đa 90 máy bay; 2 hệ thống phòng không và chống tên lửa... Nhà chứa máy bay được bố trí thành 3 khoang riêng biệt có thể cô lập hỏa hoạn lan sang khu vực khác. Các loại vũ khí như bom, tên lửa trang bị cho máy bay thường được lưu trữ ở kho chứa bên dưới đường nước. 4 thang máy sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển máy bay và vũ khí lên boong và ngược lại.
Theo thông tin từ Hải quân Mỹ, USS Carl Vinson là chiến hạm lớn nhất mà con người từng chế tạo. Phần boong chính hoạt động như một sân bay, gồm đường băng để cất và hạ cánh. Các tàu sân bay Mỹ sử dụng phương pháp phóng máy bay kiểu CATOBAR. Máy bay cất cánh với sự hỗ trợ của máy phóng thủy lực với lớp Nimitz và điện từ với lớp Ford. Khi máy bay hạ cánh, nó sử dụng móc ở đuôi bám vào cáp hãm đà để giảm nhanh tốc độ của máy bay.
Có thể bạn quan tâm |
Bên dưới mặt boong là nhà chứa máy bay, khu vực này chiếm phần lớn diện tích theo chiều dọc của tàu. Tàu sân bay lớp Nimitz có thể mang theo tối đa 90 máy bay. Nhà chứa máy bay được bố trí thành 3 khoang riêng biệt có thể cô lập hỏa hoạn lan sang khu vực khác. Nó còn được trang bị 2 lò phản ứng giúp giải phóng nhiều không gian trên tàu kết hợp với các cải tiến trong thiết kế. Điều này cho phép tàu sân bay lớp Nimitz mang thêm 90% nhiên liệu hàng không và 50% vũ khí khi so sánh với tàu sân bay lớp Forrestall.
Các loại vũ khí như bom, tên lửa trang bị cho máy bay thường được lưu trữ ở kho chứa bên dưới đường nước. 4 thang máy sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển máy bay và vũ khí lên boong và ngược lại.
Tàu sân bay hoạt động như một căn cứ không quân di động, do đó máy bay là thành phần quan trọng nhất trên hàng không mẫu hạm. Số lượng máy bay mà tàu có thể mang theo tùy vào kích thước của tàu.
Trong các nhiệm vụ trên biển, tàu thường mang theo khoảng 70-90 máy bay. Số lượng máy bay mà USS Carl Vinson có thể mang theo tương đương với một sư đoàn không quân trên đất liền. Tuy nhiên, diện tích boong tàu khá hạn chế nên chỉ khoảng 20 máy bay có thể hoạt động ở mọi thời điểm. Số máy bay còn lại được lưu trữ bên trong nhà chứa.
Cập bến càng Tiên Sa lần này, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson có chiều dài 332.8m, rộng 76.8m, có trọng tải 95.000 tấn, sức chứa 3.000 phòng với trên 3.000 thủy thủ, 2.000 nhân viên phụ trách không đoàn... đoàn gồm 6.000 người sẽ thăm, giao lưu văn hóa, văn nghệ tại TP.Đà Nẵng trong 4 ngày (5 - 9/3/2018).
Đánh giá về sự kiện này trên VnExpress, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân - nguyên Phó viện trưởng Viện chiến lược Quốc phòng (Bộ Quốc phòng) cho biết, chuyến thăm lần này của Mỹ là chuyến đầu tiên của tàu sân bay nhưng không phải chuyến đầu tiên của Hải quân Mỹ. Tháng 11/2003, tàu Mỹ lần đầu tiên thăm Việt Nam sau năm 1975 và từ đó đến nay duy trì đều đặn ít nhất mỗi năm một chuyến tàu Hải quân thăm ta.
Bối cảnh của chuyến thăm là quan hệ hai nước đã có bước tiến lịch sử khi nâng lên đối tác toàn diện vào năm 2013, và trong hai năm liên tục (2016 - 2017), hai Tổng thống Mỹ thăm chính thức Việt Nam. Tàu Mỹ đến lần này thể hiện mong muốn tăng cường hòa bình, ổn định và cam kết về an ninh khu vực. Vì vậy lính thủy Mỹ sẽ được người Việt Nam đón tiếp khi họ đặt chân lên thành phố Đà Nẵng; người dân Việt Nam cũng sẽ bước chân lên tàu sân bay Mỹ.
"Nhìn lại cả quá trình như trên, theo tôi, bên cạnh đà tăng trưởng trong quan hệ thương mại, các hoạt động khắc phục hậu quả chiến tranh, tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA), giao lưu các quân chủng, đào tạo… thì chuyến thăm lần này của tàu sân bay Mỹ là một bước chuyển mạnh mẽ, một biểu hiện sinh động trong quan hệ của hai cựu thù mà ngày nay là đối tác toàn diện". - Thiếu tướng nói.
Về ý nghĩa của chuyến thăm trong quan hệ song phương thì sao, theo Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân, đầu năm nay Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã đón chính thức người đồng cấp Mỹ tại Hà Nội. Bên cạnh nội dung khác, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã trình lãnh đạo cấp cao phê duyệt để tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng. Như vậy đây là một sự kiện trong bối cảnh chung hai nước đang có những hoạt động góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, tin cậy của người dân và quân đội, thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương ngày càng phát triển vì hòa bình và thịnh vượng của mỗi bên cũng như cả khu vực.
Thiếu tướng cho rằng sau sự kiện này, đối thoại quốc phòng Việt - Mỹ sẽ được mở rộng. Tháng 5/2016, khi thăm Việt Nam, Tổng thống Obama nói rằng Mỹ xoá bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương; bây giờ tùy thuộc vào sự cân nhắc của mỗi bên, nhưng các động thái tiếp theo nếu có sẽ thuận lợi hơn.
Thử nhìn lại một vài sự kiện. Tháng 8/2010, Việt Nam và Mỹ tổ chức Đối thoại chính sách quốc phòng lần đầu tiên, ba tháng sau, tháng 11/2010, Việt Nam và Trung Quốc cũng tổ chức Đối thoại quốc phòng và an ninh chiến lược lần đầu tiên. Ngày 23/4/2012, tàu huấn luyện của Hải quân Trung Quốc cập cảng TP HCM. Cùng ngày, 3 tàu chiến của Hải quân Mỹ cập cảng Đà Nẵng để thực hiện hoạt động trao đổi, thăm xã giao hải quân.
Tháng 10/2016, tàu chiến Mỹ lần đầu tiên cập cảng quốc tế Cam Ranh; cùng tháng đó 3 tàu chiến của Hải quân Trung Quốc cũng lần đầu tiên cập cảng quốc tế Cam Ranh...
Từ logic của các sự kiện trên, Thiếu tướng dự đoán quan hệ đối ngoại quốc phòng giữa Việt Nam và các nước lớn sẽ ngày càng nhộn nhịp hơn trên cơ sở nguyên tắc độc lập, tự chủ nhất quán của ta.
"Hiện ngoài Mỹ ra thì chưa có nước nào đặt vấn đề cho tàu sân bay của họ đến Việt Nam. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu họ đặt vấn đề, Việt Nam sẽ xem xét từng trường hợp, phù hợp với khoảng thời gian, bối cảnh, địa điểm cụ thể. Chúng ta thực hiện chính sách ngoại giao rộng mở, hội nhập với tất cả các nước, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ, không đóng cửa với ai. Tất nhiên, có những nơi mà các nước vào định kỳ mỗi năm một lần, nhưng cũng có địa điểm không thể vào được". - Thiếu tướng khẳng định.