Tết “ấm êm” khi điện, xăng không tăng giá

Diendandoanhnghiep.vn Giả thiết, giá điện không tăng, giá xăng dầu dưới 100 USD/thùng thì giá hàng hoá từ nay đến cuối năm 2022 sẽ không có những biến động lớn.

>>Khi siêu thị không còn là “siêu nhân”

Mặc dù sức mua tăng từ 10 đến 15%, các mặt hàng thiết yếu có thể tăng từ 5 đến 10%. Ví dụ, thịt lợn, rau, củ, quả cao cấp, thuỷ, hải sản. Còn các loại hàng hoá như chè, nước ngọt… sẽ không có biến động lớn, hoặc nếu có biến động thì chỉ cục bộ với các mặt hàng như bia… Điều này còn phụ thuộc vào thời tiết, nếu nóng bia có thể tăng giá, còn lạnh thì rượu.

do Việt Nam chủ động sản xuất được hàng nông sản, chính vì vậy sẽ góp phần vào kiềm chế lạm phát trong 2022 cũng như dịp tết Quý Mão này. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Do Việt Nam chủ động sản xuất được hàng nông sản, chính vì vậy sẽ góp phần vào kiềm chế lạm phát trong 2022 cũng như dịp tết Quý Mão này. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Còn với những mặt hàng khác, do Việt Nam chủ động sản xuất được hàng nông sản, chính vì vậy sẽ góp phần vào kiềm chế lạm phát trong 2022 cũng như dịp tết Quý Mão này.

Tuy nhiên, có điều khẳng định chỉ số giá tiêu dùng CPI quý IV và cả năm 2022 sẽ dưới 4%. Tình hình thị trường nhất là vào vụ Đông, rau mùa thu hoạch tốt, hệ thống phân phối, chuỗi cung ứng được kết nối lại, không “ngăn sông cấm chợ” và hệ thống phân phối phục vụ tốt thì giá cả sẽ không có biến động, người tiêu dùng mua sắm không phải “vội vã”.

Điều quan trọng cần lưu ý là khâu tổ chức phân phối, giải quyết vấn đề hàng lậu, hàng giả cần phải được làm sớm. Thời điểm này hàng lậu, hàng giả đã tập kết xong, thậm chí còn được cất kỹ trong kho. Vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước có quyết tâm làm hay không để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tổng quan chung, giá cả cuối năm sẽ không có biến động lớn nếu giữ được ổn định nguồn đầu vào, chúng ta có thể “ung dung” chuẩn bị hàng hoá phục vụ cuối năm cho tết dương và âm lịch. Tôi dự đoán, CPI sẽ ở khoảng 3,5 -3,7%. Như vậy sẽ đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

>>Gian nan hàng Việt vào siêu thị

>>Một phong cách thiết kế siêu thị mới

Sức mua của người dân có thể tăng nhưng sẽ không có biến động về giá nếu xăng dầu, điện không biến động. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Sức mua của người dân có thể tăng nhưng sẽ không có biến động về giá nếu xăng dầu không biến động. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

 Một số thành phố lớn chuẩn bị tết

Thứ nhất, Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai cả nước với sức mua cao, theo báo cáo của Sở nông nghiệp và các hệ thống phân phối cho biết, diện tích trồng rau và cây ăn quả của Hà Nội tăng từ 1 đến 2%. Mặc dù số tăng này không nhiều nhưng cũng là điều phấn khởi.

Thứ hai, tạo ra những vùng sản xuất tập trung quỹ hàng hoá phục vụ cho Hà Nội. theo số liệu thống kê Hà Nội chỉ đảm nhận được bình quân 60% hàng hoá, lương thực, thực phẩm tiêu dùng bình thường cũng như tết. Còn lại, từ phía Nam hay miền Trung đưa ra, các tỉnh đồng bằng Bắc bộ miền núi phía Bắc đưa về Hà Nội.

Đối với quỹ 60% hàng hoá của Hà Nội phải giữ vững, đồng thời tổ chức liên kết. Thời gian qua, Hà Nội đã tổ chức liên kết tốt để đưa hàng hoá từ Sơn La, Hưng Yên, Bắc Giang cũng như các tỉnh phía Nam ra Hà Nội, bằng hình thức tổ chức các hội chợ hàng hoá như OCOP… sẽ tăng thêm quỹ hàng hoá cho Hà Nội. Đặc biệt là những hàng hoá bị thiếu như thịt bò, rau quả phía Nam như cam, cam sành, xoài cũng như một số mặt hàng cao cấp khác.

Thứ ba, các tổng ty thương mại của Hà Nội như Hapro, BRG, Central Group, MM Mega Market, Lotte Mart… đã có tinh thần chuẩn bị sớm trước 2 đến 3 tháng. Sự chuẩn bị này là để an dân, đồng thời chủ động phục vụ đời sống cho người dân được tốt hơn.

Điều quan trọng cần lưu ý là khâu tổ chức phân phối. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Điều quan trọng cần lưu ý là khâu tổ chức phân phối. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Thứ tư, thành phố cũng tháo gỡ những khó khăn về giao thông đi lại thuận tiện, không “ngăn sông cấm chợ” để đảm bảo lưu thông thông suốt. Sản xuất vụ Đông tại miền Bắc thuận lợi, như ngô, khoai, sắn, rau… trong đó, rau vụ Đông rất phong phú. Tất nhiên, cũng có cả nguồn hàng nhập khẩu nhưng chúng ta phải quản lý.

Hà Nội chưa thấy công bố chuẩn bị số tiền cho mua sắm hàng hoá phục vụ tết. Tuy nhiên, số tiền không quan trọng bằng số lượng và chất lượng hàng hoá.

Còn TP. HCM có số lượng cụ thể hơn, như 1.400 tấn thực phẩm chế biến, 9.000 tấn rau quả, 300 tấn thuỷ, hải sản tươi sống, 1.600 tấn gia vị (ớt, hành, tỏi…)

Tăng cường khuyến mãi, khuyến mãi sớm đặc biệt với mặt hàng thiết yếu, như VISSAN đã chuẩn bị thịt lợn, thịt bò khá công phu và tăng 20% được Giám đốc VISSAN công bố.

Có một điều rất phấn khởi, đó là TP. HCM khẳng định sẽ đảm bảo giá ổn định trước trong và sau tết. Đây là vấn đề được người tiêu dùng rất quan tâm. Vì qua theo dõi giá cả những ngày giáp tết nhiều năm nay, hàng đầu vị thường từ 27 đến 29 tết mới “giật giá”. Ví dụ, do thời tiết nóng nên thuỷ sản như tôm, cua, chân giò lợn, thịt vai để làm nem chả… có xu hướng tăng giá từ 20% đến 30%.

giá cả cuối năm sẽ không có biến động lớn nếu giữ được ổn định nguồn đầu vào. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Giá cả cuối năm sẽ không có biến động lớn nếu giữ được ổn định nguồn đầu vào. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Tết có 3 giai đoạn mua sắm. Giai đoạn mua sắm cách 2 – 3 tháng là quần áo, nội thất. Giai đoạn trước 1 tháng là đồ khô, như nem, măng, miến, mục nhĩ, đậu xanh, đậu đen, đường, các gia vị. Và khoảng mười ngày trước tết là hàng thực phẩm tươi sống.

TP. HCM dự báo sức mua tết có thể tăng 10%, do đó thành phố khuyến khích người dân chủ động mua sắm sớm, không để dồn dập vào những ngày giáp tết mới ra chợ, sẽ dẫn đến cường độ phục vụ của các cửa hàng bị áp lực, nhầm lẫn, tâm lý sốt giá…

Vấn đề cần lưu ý với TP. HCM là xây dựng, giữ gìn thương hiệu. Bách Hoá Xanh có công bố quỹ hàng hoá dự trữ chuẩn bị cho dịp tết nhưng tôi thấy lo ngại với đơn vị này. Đừng để tết của Bách Hoá Xanh như trong đại dịch Covid-19, vừa gây ảnh hưởng đến thành phố, còn doanh nghiệp thì bị mất thương hiệu.

Nêu câu chuyện của Bách Hoá Xanh để đơn vị này sớm khắc phục những khiếm khuyết để phục vụ nhân dân tốt hơn. Rút kinh nghiệm vụ rau VietGap vừa qua để các siêu thị, chợ dân sinh… phải kiểm soát đầu vào, có trách nhiệm cao với người tiêu dùng ngày tết cũng như lúc kinh doanh binh thường, khôi phục niềm tin với người tiêu dùng Việt Nam.

TP. HCM cũng có sáng kiến với nhiều mức giá phù hợp cho các phân khúc khách hàng. Điều này thể hiện sự nhân văn của của thành phố. Tết cũng là cơ hội để khuyếch trương hàng Việt khi phục vụ cho nhân dân.

dự đoán, CPI sẽ ở khoảng 3,5 -3,7%. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Dự đoán CPI sẽ ở khoảng 3,5 -3,7%. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

 
 

Một số lưu ý trong dịp tết

Một là, có một số đặc điểm trong dịp tết trong những năm gần đây. Đó là, hiện nay người dân ăn ít hơn, ăn chọn lọc hơn, đi chơi nhiều hơn, không tích luỹ hàng hoá. Tết những năm gần đây có xu hướng tiết kiệm nhưng mua sắm có kế hoạch trước, trong và sau tết. Qua đây, các nhà bán lẻ hàng hoá phải chuẩn bị hàng hoá để phục vụ kịp thời.

Hai là, nếu giá xăng, điện, học phí tăng, đặc biệt giá xăng dầu tăng lên 100 USD/thùng, trong khi thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT không trình Quốc hội kịp để giảm, xăng dầu có thể lên đến 23.000-25.000 đồng/lít từ đó nguy cơ tăng giá hàng hoá sẽ quay trở lại.

Hai tháng vừa qua giảm giá xăng dầu là do yếu tố giá xăng dầu thế giới giảm, không phải yếu tố chi phí. Cho nên, phải hết sức lưu ý nguồn đầu vào này vì có tác động rất lớn đến giá hàng hoá.

Có hàng nhưng tổ chức phân phối như thế nào? Có quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo hay không? Quản lý thị trường phải kiểm soát được hàng hoá. Vì hàng lậu, hàng giả hay “chui” về vùng quê. Do đó, lực lượng quản lý thị trường phải làm mạnh vấn đề này.

Thời điểm này hàng lậu, hàng giả đã tập kết xong, thậm chí còn được cất kỹ trong kho. Vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước có quyết tâm làm hay không để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Thời điểm này hàng lậu, hàng giả đã tập kết xong, thậm chí còn được cất kỹ trong kho. Vấn đề là các cơ quan quản lý nhà nước có quyết tâm làm hay không để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Ba là, phải đánh trúng các ổ lớn buôn lậu và gian lận thương mại. Vì tết có đặc điểm mua bán vội vàng nên hàng giả thường dễ trà trộn. Do đó, cần đặc biệt quan tâm kiểm tra, kiểm soát hệ thống chợ các mặt hàng đầu vào của hàng hoá.

Bốn là, giá cả hiện nay ở một số khu vực, trong đó có kênh siêu thị vẫn còn cao vô lý một số mặt hàng thiết yếu như thịt lợn, đề nghị phải thực hiện việc kê khai giá như Phó Thủ tướng đã chỉ đạo, không để xâm hại đến quyền lợi người tiêu dùng về giá.  

những ngày giáp tết nhiều năm nay, hàng đầu vị thường từ 27 đến 29 tết mới “giật giá”. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Những ngày giáp tết một số mặt hàng thường hay bị “giật giá”. Ảnh minh hoạ: Quốc Tuấn

Năm là, tăng cường liên kết vùng, giảm, miễn phí, thuế… để người dân các thành phố được thụ hưởng hàng hoá chất lượng, giá cả hợp lý. Người tiêu dùng sẽ không bị “bóp chẹt” là do tài quản lý của các Sở Công thương địa phương, và trong “tầm tay” của chính quyền các thành phố lớn.

Sáu là, đề nghị cơ quan truyền thông báo chí thông tin chính xác, đầy đủ tình hình chuẩn bị hàng hoá và giá cả thị trường. Nơi nào có biến động, giá vô lý phải thông tin cho các cơ quan đến kiểm tra làm rõ đúng, sai để không vi phạm quyền lợi người tiêu dùng về giá.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tết “ấm êm” khi điện, xăng không tăng giá tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713574243 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713574243 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10