TGĐ PwC Việt Nam: Doanh nghiệp cần “sửa chữa” lại lỗ hổng từ mô hình kinh doanh cũ

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp muốn tồn tại và vượt qua được khủng hoảng từ COVID-19, thì phải sửa chữa những lỗ hổng từ mô hình hoạt động kinh doanh trước đây.

Đó là chia sẻ của bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam với phóng viên Diễn đàn Doanh nghiệp tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2020 vừa diễn ra.

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Việt

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Việt

Thưa bà, trước tác động của đại dịch COVID trong thời gian vừa qua, có nhiều quan điểm khác nhau về khả năng phục hồi nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam theo mô hình khác nhau. Quan điểm của bà về các mô hình kinh tế này như thế nào?

Khi đại dịch COVID-19 vừa bùng phát tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại châu Âu và châu Mỹ thực hiện việc giãn cách xã hội, hạn chế đi lại thì các nhà kinh tế đã đưa ra một số kịch bản, trong đó tập trung chủ yếu vào ba chữ cái là V, U, L.

Kịch bản hình chữ V có nghĩa khi việc đóng cửa hay giãn cách xã hội sẽ diễn ra trong thời gian ngắn, dự kiến khoảng 1 tháng, sau đó nền kinh tế sẽ quay trở lại. Nếu thời gian đóng cửa kéo dài hơn, khoảng từ 2 đến 3 tháng thì lại có kịch bản hình chữ U. Còn thời gian đóng cửa kéo dài hơn 3 tháng hoặc lâu hơn thì nền kinh tế sẽ nằm trong kịch bản hình chữ L.

Ban đầu tất cả các quốc gia đều hy vọng chỉ là hình chữ V, tức là dịch COVID-19 sẽ đi qua trong vòng một vài tháng. Nhưng hiện nay cả thế giới đang phải chống chọi với COVID-19 ở tháng thứ 10, thì xu hướng tại nhiều nước đang ở hình chữ U và L.

Có một số nước vượt qua nhanh hơn như Việt Nam, Trung Quốc đang ở hình chữ V. Tuy nhiên, cạnh của chữ V không được thẳng mà hơi nghiêng. Điều này có nghĩa GDP của các nước trên thế giới tăng trưởng âm và liên tục được điều chỉnh giảm.

Mặc dù vào tháng 8/2020, IMF dự báo tăng trưởng trên toàn thế giới âm khoảng 4,4%. Tại thời điểm này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngay cả con số âm 4,4% cũng khó đạt mà có thể còn âm 6,7%. Vì hiện đang có nhiều nước bắt đầu phải đóng cửa và giãn cách trở lại.

Các nước đang trông chờ có được vaccine để chống lại COVID-19 và coi đây là dấu hiệu phục hồi nền kinh tế. Gần đây qua truyền thông thì được biết có 2 công ty dược của Mỹ đã tuyên bố thử nghiệm thành công vaccine chữa khỏi COVID-19, và hy vọng sẽ đưa ra thị trường vào cuối năm 2020, đầu năm 2021.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng rất hy vọng nền kinh tế sẽ phục hồi vào quý II hoặc quý III/2021. Tuy nhiên, các dự đoán vẫn đang còn ở phía trước. Tôi cho rằng, đây là một cuộc khủng hoảng rất khó có thể nhìn và dự đoán được chính xác như các cuộc khủng hoảng khác, vì nó bắt đầu từ vấn đề sức khỏe và y tế mà không phải do ảnh hưởng từ một nền kinh tế như những năm 2008, 2009.

Các diễn giả tham gia thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2020. Ảnh: Quốc Tuấn

Các diễn giả tham gia thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2020. Ảnh: Quốc Tuấn

Đại dịch COVID-19 được đánh giá là sâu sắc, tác động đến nhiều mặt của kinh tế, xã hội. Vậy, theo bà cuộc khủng hoảng này còn có tác động như thế nào đến việc cơ cấu hay chuyển đổi nền kinh tế?

Bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào cũng đều có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế. Ảnh hưởng lần này với đặc thù tác động trực tiếp đến sức khỏe và y tế, cho nên một số biện pháp phục hồi kinh tế cũng không thể tách rời 2 tác động này. Do đó, ảnh hưởng của COVID-19 đối với cơ cấu nền kinh tế, từ chính sách đến hành vi của con người cũng sâu rộng hơn rất nhiều so với các cuộc khủng hoảng khác

Nếu nhìn trực tiếp vào những ngành bị ảnh hưởng lớn nhất như vận tải, du lịch, sản xuất thì thấy đại dịch COVID-19 là rất khốc liệt. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số ngành lại có sự tăng trưởng mạnh, đơn cử như ngành công nghệ thông tin, thương mại điện tử…

Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, kỹ thuật số… là những công ty kinh doanh phát đạt trong thời COVID-19. Bởi sản phẩm của họ phù hợp với đại dịch vì đã giúp doanh nghiệp khác đối phó lại với COVID-19.

Như vậy có thể thấy, trong bất kỳ một cuộc khủng hoảng nào, đặc biệt với đại dịch COVID-19 luôn là thách thức lớn nhưng cũng đi cùng với cơ hội. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi hình thực hoạt động để phù hợp với xu thế mới.

Tất cả các cuộc khủng hoảng đều tạo ra những sự thay đổi về mặt cơ cấu của nền kinh tế, cách thức và mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, với đại dịch COVID-19, việc ảnh hưởng đến cơ cấu của nền kinh tế cũng như doanh nghiệp mạnh hơn so với các cuộc khủng hoảng khác. Vì nó đã tạo ra một sự thay đổi lớn, việc này buộc doanh nghiệp phải rà soát lại mô hình kinh doanh, nguồn lực sao cho phù hợp hơn.

Bà có thể chia sẻ những lĩnh vực phải thay đổi cách thức hoạt động quyết liệt hơn sau cuộc khủng hoảng này?

Theo tôi cơ cấu lại không chỉ một mảng thị trường nào đó, mà tất cả các doanh nghiệp đều phải rà soát lại cách thức hoạt kinh doanh của chính mình. Việc đầu tiên, muốn tồn tại và vượt qua được khủng hoảng thì phải "sửa chữa" những lỗ hổng từ mô hình hoạt động kinh doanh trước đây.

Tiếp đến là xem xét lại mô hình hoạt động, thị trường, quy trình. Không phải phù hợp cho cuộc khủng hoảng này mà cả trong tương lai, vì COVID-19 ảnh hưởng và làm thay đổi rất lớn đến thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét và thiết kế lại hoạt động kinh doanh, thậm chí ngành nghề có còn phù hợp nữa hay cần thay đổi.

-Trân trọng cảm ơn bà!

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TGĐ PwC Việt Nam: Doanh nghiệp cần “sửa chữa” lại lỗ hổng từ mô hình kinh doanh cũ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711718361 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711718361 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10