Theo ông Kerry Singleton, Giám đốc phụ trách giải pháp An ninh bảo mật của Cisco, mục tiêu tấn công mạng của tin tặc giờ đây không chỉ là các thiết bị IT mà còn hệ thống OT (Công nghệ vận hành).
Xu hướng tấn công OT càng ngày càng mạnh lên do càng có nhiều người dùng và nhiều thiết bị kết nối vào mạng sẽ mở rộng khả năng tấn công của tin tặc, tin tặc sẽ có nhiều đường hơn để tiếp xúc và tấn công vào hệ thống của doanh nghiệp.
“Tấn công OT là vấn đề khá nghiêm trọng và khu vực châu Á sẽ hứng chịu nhiều đợt tấn công hơn so với trên thế giới” – ông Kerry Singleton cho biết.
Theo ông Tarun Sawney, Giám đốc cấp cao của BSA tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương còn gần 3/4 các tập đoàn tại Việt Nam vẫn sử dụng phần mềm không có bản quyền, sẽ khiến dữ liệu gặp rủi ro và tạo ra những lỗ hổng đáng kể trong hệ thống phòng thủ an ninh mạng của Việt Nam.
Theo số liệu của Cục An toàn thông tin, Bộ TT-TT đã cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam được ghi nhận là 3.159 cuộc, cho thấy mức độ thường xuyên gánh chịu những cuộc tấn công mạng đa dạng không chỉ đến từ tin tặc trong và ngoài nước, mà còn cả những đối thủ kinh doanh.
Nghiên cứu của Cisco cho thấy, khu vực châu Á với nhiều nhà máy sản xuất nhiều vụ tấn công vào hệ thống công nghiệp đạt 25% nhiều hơn trên toàn cầu đạt 21%. Ngoài ra các nhà phân tích cho rằng, tương lai trong năm tới đây tỉ lệ tấn công OT trong khu vực châu Á sẽ tăng lên đến 73%, đồng thời tỷ lệ trên toàn cầu cũng tăng lên 64%.
Có thể bạn quan tâm
06:35, 14/11/2019
10:34, 08/11/2019
09:53, 08/11/2019
07:37, 07/09/2019
10:59, 11/06/2019
Doanh nghiệp cần làm gì?
Phân tích về nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tấn công vào hạ tầng OT sẽ tăng trong thời gian tới, Giám đốc phụ trách giải pháp An ninh bảo mật của Cisco cho rằng, nguyên nhân thứ nhất, việc sử dụng nhiều hãng sản xuất khác nhau cũng khiến hoạt động bảo mật trở nên phức tạp hơn do thiếu sự đồng bộ hạ tầng giữa các nhà cung cấp.
Tới 31% các doanh nghiệp tại Việt Nam đang sử dụng nhiều hơn 10 nhà cung ứng giải pháp. Số liệu này tuy rằng vẫn tốt hơn con số 39% ở phạm vi toàn cầu, nhưng vẫn mang đến những khó khăn nhất định cho khối doanh nghiệp.
Nguyên nhân thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu đầu tư vào hệ thống an ninh bảo mật thông tin, tỉ lệ này lên đến 47%; 40% doanh nghiệp thiếu đào tạo dẫn đến thiếu nhân lực về an toàn thông và cuối cùng là 36% doanh nghiệp còn hiếu kiến thức về an toàn thông tin, công nghệ, quy trình tiên tiến về bảo mật.
Để tránh các thiệt hại có thể ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp, ông Kerry Singleton khuyến cáo, các doanh nghiệp cần phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng cá nhân chịu trách nhiệm xử lý sự cố an toàn an ninh mạng, xác định được ai là người đứng đầu chịu trách nhiệm xử lý.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên vận hành thử hệ thống mạng, hệ thống dự phòng khi có sự cố, nhất là việc sao lưu dữ liệu dự phòng. “Việc giả lập tình huống có thể giúp nhân sự doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước các sự cố, qua đó cũng là biện pháp đào tạo tăng cường cho nhân sự” - Giám đốc phụ trách giải pháp An ninh bảo mật của Cisco cho hay.