Tháo gỡ "điểm nghẽn" cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số

Diendandoanhnghiep.vn Các doanh nghiệp với nhiều tiềm lực, lợi thế trở thành “đầu tàu” dẫn dắt công cuộc số hóa trong nền kinh tế. Nhưng việc đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều thách thức.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển nền kinh tế số

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển nền kinh tế số

Tính đến tháng 10/2018, với dân số gần 100 triệu người, trong đó có hơn 64 triệu người dùng Internet, hơn 130 triệu thuê bao di động, hơn 3.000 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nhiều doanh nghiệp thành công trong các ngành công nghệ thông tin, phần mềm, ứng dụng công nghệ số...

Rào cản với doanh nghiệp

Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển nền kinh tế số. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ cho rằng, còn nhiều điểm nghẽn lớn cho đổi mới, sáng tạo trong doanh nghiệp.

Ông Quân lý giải, nền tảng cho đổi mới sáng tạo đặc biệt trong thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo còn nhiều điều đáng bàn. Ông Quân cũng chỉ rõ, Việt Nam chưa có hệ thống luật pháp đầy đủ về đầu tư mạo hiểm. Mặc dù Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định 38/2018 có đề cập đến đầu tư mạo hiểm nhưng chưa có thông tư hướng dẫn. Nếu chưa làm đầu tư mạo hiểm mà xây dựng văn bản quy định về đầu tư mạo hiểm thì là bài toán khó cho xây dựng chính sách.

Bên cạnh đó, khi ban hành văn bản còn mang tính chất chủ quan, nếu áp dụng vẫn còn khó khăn cho nhà đầu tư. Một điểm nghẽn nữa, trong hệ sinh thái khởi nghiệp, trong 5 thành phần: nguồn cầu công nghệ (các viện nghiên cứu, trường đại học), môi trường pháp lý, các hệ thống định chế trung gian, đầu tư, thì chúng ta thiếu nghiêm trọng là các tổ chức dịch vụ trong thị trường công nghệ, giúp doanh nghiệp và nhà khoa học đến được với nhau, đặc biệt thiếu các sàn giao dịch công nghệ.

Cùng với đó, các doanh nghiệp khởi nguồn (các doanh nghiệp start up của các trường Đại học, các viện nghiên cứu) là những doanh nghiệp có giá trị gia tăng cao, vì dựa trên kết quả nghiên cứu của các viện, các trường song theo ông Quân, ở Việt Nam hầu hết các trường Đại học không có các bằng sáng chế, rất ít các nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ. Đây là nghịch cảnh vì ở các nước phát triển các doanh nghiệp khởi nguồn đều từ các trường đại học.

Nhìn từ khía cạnh khác, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhìn nhận, tỷ trọng của thương mại điện tử trong tổng doanh số thị trường bán lẻ của Việt Nam hiện mới chỉ chiếm 4,6% trong năm 2018, một tỷ lệ rất nhỏ so với mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 14,5%. Bên cạnh những cơ hội, nền kinh tế số cũng tạo ra những thách thức không nhỏ với các doanh nghiệp Việt Nam.

Đầu tiên là thách thức về thị trường do nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã có mặt trong các ngành nghề của nền kinh tế Việt Nam. Tầm ảnh hưởng, sức mạnh và việc ứng dụng công nghệ số hóa của doanh nghiệp đến từ nước ngoài như Facebook, Google, Microsoft… trong xã hội hiện nay rất lớn. “Nếu không thể nắm bắt được và hòa mình vào xu thế thời đại này, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng thua cuộc trên chính sân nhà” ông Hùng khẳng định.

Cùng với đó, khả năng thích ứng với nền kinh tế của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khu vực doanh nghiệp này đang gặp khó khăn khi muốn mở rộng kinh doanh thông qua nền kinh tế số do những phiền toái, trở ngại về truy cập internet.

Hơn nữa, sự am hiểu về tính an toàn và bảo mật thông tin cá nhân, giải quyết các vấn đề tiến công qua mạng khi hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trình độ công nghệ, kiến thức cơ bản về phát triển trực tuyến còn nhiều hạn chế… cũng là một rào cản lớn.

 Công cụ hữu hiệu

Để tạo động lực phát triển đổi mới, sáng tạo, ông Quân kiến nghị, cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về đầu tư mạo hiểm và quỹ đầu tư mạo hiểm. Cụ thể, Nhà nước cần thí điểm thành lập và vận hành quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao 2008 và theo mô hình thành công của nước ngoài.

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển nền kinh tế số

Sau một thời gian vận hành quỹ thí điểm, thì tổ chức tổng kết, đánh giá và xây dựng Nghị định về đầu tư mạo hiểm và Quỹ đầu tư khởi nghiệp (thay thế Nghị định 38/2018/NĐ-CP) và có thể thoái vốn nhà nước ra khỏi Quỹ thí điểm. Hỗ trợ tư nhân đầu tư thiên thần và thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, có quy định thuận lợi cho các nhà đầu tư và quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp start-up Việt Nam.

tỷ trọng của thương mại điện tử trong tổng doanh số thị trường bán lẻ của Việt Nam hiện mới chỉ chiếm 4,6% trong năm 2018, một tỷ lệ rất nhỏ so với mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 14,5%.

Tỷ trọng của thương mại điện tử trong tổng doanh số thị trường bán lẻ của Việt Nam hiện mới chỉ chiếm 4,6% trong năm 2018, một tỷ lệ rất nhỏ so với mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 14,5%.

Tổ chức dịch vụ trong hệ sinh thái khởi nghiệp là một thành tố quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp nhưng Việt Nam gần như chưa quan tâm xây dựng. Vì thế, ông Quân đề xuất, Nhà nước cần đầu tư cơ sở vật chất và nhân lực chất lượng cao cho một số đơn vị dịch vụ công có uy tín, được thừa nhận quốc tế, có thể làm chức năng giám định tối cao cho các tổ chức dịch vụ khác khi có tranh chấp.

Bên cạnh đó, sớm xây dựng và đưa vào hoạt động các sàn giao dịch công nghệ tại các thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh) có liên thông với các sàn giao dịch công nghệ lớn trong khu vực và quốc tế.

“Cần có chính sách phù hợp khuyến khích các viện nghiên cứu, trường đại học thương mại hóa kết quả nghiên cứu và tạo nguồn doanh nghiệp khởi nghiệp cho thị trường, nhận đặt hàng từ các doanh nghiệp công nghiệp”, ông Quân nhấn mạnh.

Có thể coi đây là “làn sóng thứ nhất” của trào lưu khởi nghiệp và là nguồn chủ yếu của doanh nghiệp start-up, là doanh nghiệp nhỏ và sơ khai nhưng có trình độ công nghệ cao, có tiềm năng phát triển, có tốc độ tăng trưởng nhanh và giá trị gia tăng lớn. Đặc biệt, mời gọi các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư cho start-up của sinh viên… Các trường đại học lớn cần thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp, huy động đầu tư từ các nhà đầu tư là cựu sinh viên, cựu cán bộ của trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tháo gỡ "điểm nghẽn" cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711719790 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711719790 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10