Thái Bình: Ưu tiên xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại

Diendandoanhnghiep.vn Tỉnh Thái Bình xác định ưu tiên xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối vùng duyên hải Bắc Bộ để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao vị thế của tỉnh trong khu vực.

Đây là một trong ba đột phá phát triển được nhấn mạnh trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Trung ương, địa phương ấn nút động thổ khởi công xây dựng Dự án tuyến đường vành đai phía Nam TP Thái Bình ngày 8/5/2022

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Trung ương, địa phương ấn nút động thổ khởi công xây dựng Dự án tuyến đường vành đai phía Nam TP Thái Bình ngày 8/5/2022

Giao thông "hút" nhà đầu tư

Theo ông Vũ Xuân Thành, Giám đốc Sở GTVT Thái Bình, nhận thức rõ vai trò quan trọng của hạ tầng giao thông trong phát triển kinh tế - xã hội, Thái Bình đã sớm có những cơ chế, chính sách cởi mở, thông thoáng, tập trung tối đa nguồn lực để phát triển mạng lưới giao thông.

Hiện tỉnh Thái Bình đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm mang tính kết nối tập trung cho khâu đột phá. Giao thông thuận lợi giúp các doanh nghiệp dễ dàng vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa, từ đó rút ngắn thời gian, tiết giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Từ thực tế cho thấy, khi Khu kinh tế Thái Bình đi vào hoạt động, tỉnh đã triển khai xây dựng hệ thống giao thông kết nối giữa các trục giao thông đầu mối trong tỉnh và kết nối khu vực ven biển. Trong đó, huy động mọi nguồn lực đầu tư để xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thái Bình có chiều dài trên 34km, tổng vốn đầu tư trên 3.800 tỷ đồng.

Tuyến đường này sẽ tạo ra hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận tải hàng hóa và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào Khu kinh tế. Đặc biệt, tuyến đường bộ ven biển còn có vai trò quan trọng kết nối Khu kinh tế Thái Bình với các vùng kinh tế trọng điểm lân cận, như sân bay Cát Bi, cảng Lạch Huyện (Hải Phòng); Hạ Long, Vân Đồn và cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Nhờ vậy, việc di chuyển, lưu thông hàng hóa từ Thái Bình tới các tỉnh lân cận và xuất khẩu được thuận tiện, nhanh chóng hơn, ông Thành cho hay.

Với những cơ chế, chính sách hỗ trợ đặc thù; sự quyết liệt, sáng tạo trong xúc tiến đầu tư cũng như quyết tâm xây dựng các dự án giao thông, hạ tầng kỹ thuật hiện đại kết nối đồng bộ, vị thế của Khu kinh tế Thái Bình trong mắt các nhà đầu tư ngày càng được nâng lên.

Hiện tại, đã có nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... đến tìm hiểu, nghiên cứu và bày tỏ mong muốn được đầu tư vào Khu kinh tế Thái Bình. Điều này minh chứng cho sức hút mạnh mẽ của Thái Bình với các nhà đầu tư.

Với chiến lược phát triển giao thông đúng đắn, hệ thống hạ tầng giao thông tỉnh Thái Bình đã trở thành động lực phát triển quan trọng của tỉnh.

Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Theo ông Bùi Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GTVT Thái Bình, bên cạnh tuyến đường bộ ven biển, Thái Bình cũng đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm khác mang tính kết nối như: Tuyến đường từ TP Thái Bình đi cầu Nghìn nối với Hải Phòng, hệ thống đường trục trong Khu kinh tế Thái Bình, tuyến đường tỉnh 454 từ Thái Bình đi cầu Tịnh Xuyên (huyện Hưng Hà) và đi phà Sa Cao (huyện Vũ Thư), đường vành đai phía Nam TP Thái Bình, đường TP Thái Bình đi cồn Vành và một số tuyến giao thông quan trọng khác.

Nói về bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển hạ tầng giao thông để được thành quả như ngày nay, ông Tuấn cho rằng, đầu tiên phải có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Giao thông vận tải, Sở GTVT các tỉnh, thành lân cận, các sở ban ngành, chính quyền địa phương để tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch về giao thông, xây dựng và quy hoạch tỉnh,… Quản lý tốt các đề án, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Thứ hai, việc đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông phải có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình mang tính kết nối vùng, kết nối các phương thức vận tải. Thực hiện tốt công tác bảo trì hệ thống đường giao thông trên địa bàn tỉnh để đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

Thứ ba, phát huy vai trò QLNN trong việc kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án, công trình giao thông đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng để công trình sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư. Tăng cường chức năng QLNN về thẩm định dự án, quản lý chất lượng công trình xây dựng giao thông trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh và Bộ GTVT.

Ông Nguyễn Hữu Hoan, Tổng Giám đốc Công ty CP Hoàng Hà cho rằng, Thái Bình đã từng được coi như một ốc đảo, khó khăn trong thông thương và đi lại. Nhưng hiện nay, với chiến lược phát triển hệ thống giao thông cùng chủ trương đúng đắn, chính sách cởi mở, thông thoáng, các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn đã có những bứt phá để phát triển mạnh mẽ, khẳng định thương hiệu trên thị trường.

Những năm qua, hạ tầng giao thông trong tỉnh Thái Bình đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải hoạt động thuận lợi, đóng góp lớn cho ngân sách địa phương.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thái Bình: Ưu tiên xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713564199 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713564199 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10