Thảm kịch từ những cuộc tình

Diendandoanhnghiep.vn Liên tiếp các vụ án mạng gần đây xảy ra trên khắp các địa bàn trên cả nước mà hung thủ với nạn nhân từng là vợ chồng, hay là người tình một thời nồng ấm.

Một thời nồng ấm là thế, nhưng khi “cơm không lành, canh không ngọt” nữa thì trở mặt thù hận, để kẻ vung dao cướp đi tính mạng người phụ nữ mà họ từng yêu thương rồi tự kết liễu đời mình.

Số các vụ án hung thủ có tuổi đời khá cao, trải nghiệm, kinh nghiệm, vốn sống khá dầy dặn, không có tiền án, tiền sự mà họ vẫn hành động manh động để rồi chết thì mang tiếng, sống thì bị thương tật, chưa kể phải đối diện với sự trừng phạt của pháp luật.

Ngày 11/8/2022 ngay trên phố Hàng Bài, Hà Nội, một người đàn ông dùng dao gọt hoa quả đâm chết người tình rồi ôm thi thể nạn nhân trên phố sau khi dùng dao tự đâm mình.

Hoàng Đình Lượng - nghi phạm sát hại vợ rồi tự tử nhưng bất thành.

HDL - nghi phạm sát hại vợ rồi tự tử nhưng bất thành.

Ngày 13/8/2022 HDL sinh năm 1988 ở thôn Vân Tra, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng sát hại vợ là chị NHMT sinh năm 1992 rồi tự sát nhưng bất thành, chỉ có nạn nhân là ra đi vĩnh viễn.

Mới đây, ngày 18/8/2022 tại khu vực A2, Lò Cao thuộc xã Kênh Gianh huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng lại xảy ra vụ án nghiêm trọng khi hung thủ NVT sinh năm 1982 dùng dao tấn công chị NTT sinh năm 1979, làm chị thiệt mạng sau đó ra công an đầu thú.

Hiện trường vụ án mạng. Ảnh CTV

Hiện trường vụ án mạng ở Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Ảnh CTV

Chỉ là vài ví dụ, còn trên thực tế trong tháng 7 âm lịch mà dân gian hay gọi là tháng cô hồn xảy ra rất nhiều vụ án tương tự và chưa hề có dấu hiệu dừng lại.

Do đâu mà xảy ra các thảm kịch đau lòng này? Giải pháp nào để giảm thiểu các vụ việc tương tự?

Nguyên nhân phát sinh chính là từ lối sống thực dụng, ích kỷ, cá nhân nhiễm sâu vào một số người. Chính lối sống đó đã tạo tiền đề cho con đường dẫn đến thảm kịch.

Nền kinh tế thị trường đem lại sự thay đổi về đời sống vật chất. Đồng thời, nảy sinh các mặt trái tiêu cực do ảnh hưởng từ văn hóa ngoại lai đề cao hưởng thụ, coi trọng vật chất, sở thích cá nhân; triệt tiêu đi sự nhẫn nhịn, đức hy sinh vốn là bản chất đáng quý của người Việt. Hầu hết hung thủ và nạn nhân trong các vụ án đều bắt đầu từ các cuộc tình ngoài luồng không chính thống, kiểu cặp kè hay “rổ rá cạp lại”.

Với người có bản lĩnh, bài học từ lần đầu đổ vỡ sẽ giúp họ chín chắn, trân trọng hơn với mối quan hệ mới. Còn với người ích kỷ, đổ vỡ lần đầu chỉ là bước đệm cho lần đổ vỡ tiếp theo, khi họ khư khư giữ lối sống chỉ biết thỏa mãn bản thân mình.

Người phụ nữ thường mong muốn có bờ vai đàn ông để làm chỗ dựa về tinh thần và cả về kinh tế. Khi chinh phục yêu đương thì người đàn ông dùng đủ lời đường mật để thuyết phục. Qua thời gian chung sống, cả hai thất vọng về nhau, mâu thuẫn phát sinh, tình cảm đi xuống, nảy sinh các suy nghĩ, mối quan hệ khác.

Người đàn ông lúc mới yêu có thể dồn hết vốn liếng cũng như tình cảm cho người yêu. Sau đó khi thấy dấu hiệu rời xa thì cay cú, cảm thấy bị lừa dối. Họ coi tình yêu là sự sở hữu, biện minh cho sự ghen tuông thái quá dưới cái bóng đẹp đẽ mang tên tình yêu.

Thực tế nếu quá ghen chỉ là sự ích kỷ mong muốn chiếm hữu chứ không phải thực sự là yêu thương. Nếu là thực sự yêu thương sẽ tìm mọi cách tránh người mình yêu khỏi tổn thương, sẵn sàng hy sinh nhận thiệt thòi về mình. Thậm chí chấp nhận im lặng rời xa để người mình yêu thương yên tâm với cuộc sống, mối quan hệ mới.  

Còn miệng nói yêu, tay vung dao đoạt mạng thì chỉ là hành động ích kỷ, dã man kiểu “không ăn thì đạp đổ”. Dù như thế nào phụ nữ chân yếu tay mềm vẫn chịu thiệt thòi. Cho dù cũng có người “tham vàng bỏ ngãi”, hay chài lưới đong đưa không chung thủy thì cũng là chuyện thường tình.

Sự phủ khắp của công nghệ tạo sự thuận lợi trong việc kết nối giao tiếp, phần nào tạo tâm lý so sánh khi xã hội tôn sùng vẻ đẹp bề ngoài. Sự hào nhoáng vật chất dễ làm cho nền tảng đạo đức bị lung lay, nhất là bây giờ giới trẻ vội vàng yêu, vội vàng kết hôn, rồi vội vàng chia tay chỉ để được sống theo đúng ý mình. Bất chất những ràng buộc, trách nhiệm với con cái, cha mẹ, gia đình. Nhẫn nại, chịu đựng, hy sinh trở thành điều gì đó xa xỉ trong khi chính những điều này, là nền tảng cốt lõi để giữ gìn cuộc sống bình yên.

Nếu cứ tiếp tục phá vỡ những nguyên tắc, giá trị truyền thống, danh sách các gia đình tan vỡ cứ dài thêm ra, thì sự giáo dục truyền thống sẽ càng thêm mai một. Lối sống vị kỷ sẽ tạo ra năng lượng tiêu cực, sẽ có thêm nhiều hung thủ tạo sự bất ổn trong xã hội.

Về ngắn hạn, pháp luật cần xử lý thật nghiêm những kẻ thủ ác để có tác dụng răn đe, là bài học cho ai đó phải suy nghĩ trước khi hành động. Còn lâu dài, việc nâng cao dân trí, hiểu biết cho mọi người sẽ góp phần giảm thiểu những thảm kịch đau lòng vì tình như thời gian gần đây. Vì khi có đủ kiến thức người ta sẽ cân nhắc tính toán để lý trí kiểm soát được hành động, không để tình cảm lấn át mà hành động bản năng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thảm kịch từ những cuộc tình tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713553265 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713553265 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10